| Hotline: 0983.970.780

Cỏ lào - thuốc kháng khuẩn

Thứ Bảy 17/08/2019 , 13:05 (GMT+7)

Cỏ lào có thể được sử dụng làm dược liệu, dùng cho cầm máu tốt, trong chiến tranh được các chiến sĩ dùng trong quân y, bởi tác dụng chống viêm và kháng khuẩn của cây cỏ lào rất tốt.

cy-co-lo-2163157225
Cây cỏ lào.

Và năm 1976, Viện Nghiên cứu Y học quân sự công bố kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm, tác dụng kháng khuẩn, liều độc của cỏ lào. Như tác dụng chống viêm như lá, thân, rễ cỏ lào đều có tác dụng, nhưng lá mạnh hơn cả. Tác dụng kháng khuẩn với nước sắc cỏ lào có tác dụng ức chế vi khuẩn gây mủ trên vết thương và ức chế trực khuẩn lỵ Shigella. Liều độc LD 50 trên chuột nhắt: Thân 160g/kg thể trọng. Lá 135g/kg thể trọng. Rễ 120g/kg thể trọng.

Năm 1983 các nhà khoa học đã nghiên cứu xác định: Hiệu lực kháng khuẩn của cỏ lào theo tháng và theo tuổi. Ngọn non và lá bánh tẻ thu hái trong các tháng đều có hiệu lực như nhau. Ngọn có nụ hiệu lực khángkhuẩn kém (điều này khác với các dược liệu khác, khi có nụ là lúc hoạt chất cao nhất). So sánh giữa dược liệu tươi, khô và các dung môi chiết suất khác nhau thấy dược liệu tươi chiết bằng nước nóng 80oC ít tạp chất và có hiệu lực kháng khuẩn cao nhất, so với dược liệu khô và dung môi cồn. Cao đặc và cao khô (chiết từ dược liệu tươi bằng nước nóng 80oC) bảo quản được lâu (sau 1 năm không mốc) và giữ nguyên hiệu lực kháng khuẩn.

Cao khô cỏ lào hút nước mạnh hơn cao khô dược liệu khác. Do đó thấy rằng sử dụng cỏ lào làm nguyên liệu sản xuất thuốc kháng viêm, kháng khuẩn thực vật, bổ sung cho các thuốc kháng khuẩn chế từ vi sinh vật đang bị kháng thuốc là một hướng mới cần được chú ý. Nghiên cứu trên bệnh nhân bỏng cho thấy, dịch chiết từ cỏ lào có hiệu quả ức chế vi khuẩn mạnh, có tác dụng kích thích biểu mô liền vết thương và giảm sưng viêm. Ngoài các tác dụng chính như trên, đã có những nghiên cứu chiết suất flavonoid trong cây cỏ lào để làm mỹ phẩm...

Cây cỏ lào được người dân sử dụng nhiều vì tính chống viêm, kháng khuẩn, đây cũng là một loài dược liệu quý có thể điều chế thành dược phẩm nếu có thêm những nghiên cứu sâu hơn từ các nhà khoa học.

Dưới đây là vài cách sử dụng trị bệnh từ cỏ lào:

* Tác dụng cầm máu: Cây cỏ lào có chứa các chất kháng sinh, với tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, làm ức chế vi khuẩn gây mủ trên vết thương hở và đặc biệt có khả năng cầm máu nhanh. Nếu bị thương khi đi du lịch, xa hiệu thuốc mà lại gần vùng rừng cây, có thể nghĩ ngay đến cây cỏ lào. Chỉ cần hái một nắm lá (tốt nhất là lá bánh tẻ) rửa sạch, rồi vò nát và đắp vào vết thương.

* Trị táo bón: Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị táo bón, lị cấp tính hay tiêu chảy chỉ cần hái 3-5 ngọn cỏ lào, rửa sạch, nhai kèm với chút muối, nuốt cả nước lẫn bã, có thể trị dứt điểm táo bón, tiêu chảy. Đây là bài thuốc vô cùng hiệu nghiệm mà bà con vùng núi thường sử dụng. Nếu bị nhẹ thì chỉ dùng một lần duy nhất là có thể khỏi bệnh. Vị đắng trong lá cỏ lào có tác dụng diệt khuẩn, nên khi ăn vào dạ dày, nó sẽ tiêu diệt các khuẩn gây hại.

* Chữa vết thương mắt do xước hoặc loét giác mạc (người bệnh có thể bị mù do trực khuẩn mủ xanh hoặc bệnh sẽ nặng nếu dùng thuốc nhỏ mắt có cocticoid). Ngọn cỏ lào và lá non 50g rửa thật sạch, giã nát trong cối chày sạch. Dùng 2 miếng gạc sạch chia thuốc gói thành 2 gói. Đặt vào bát sạch, cho vào nồi áp suất hấp (15 phút kể từ lúc thấy xì hơi). Nếu không có nồi áp suất có thể hấp cách thuỷ 30 phút (kể từ lúc nước sôi đến lúc ngừng đun). Mắt nạn nhân rửa sạch bằng nước muối 2% đun sôi để nguôi; đắp gói thuốc rồi băng lại để nạn nhân nằm ngửa. 12 giờ thay thuốc một lần. Nếu bệnh nhẹ thì 24 giờ là khỏi.

Lưu ý: Cần bổ sung thêm như ăn cam, quýt tươi mỗi ngày 3-4 quả hoặc uống vitamin C 0,1g x 5 viên lần x 3 lần ngày, Vitamin A 1.5000UI 1 viên/ ngày.

* Chữa vết thương phần mềm: Do tai nạn giao thông, ngã, bị đòn đánh. Lá và ngọn cỏ lào tươi 1 nắm to (150g) rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương, băng chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần.

* Chữa lỵ trực khuẩn: Lá và ngọn cỏ lào tươi 1 nắm to (150g) rửa sạch, cắt nhỏ, hãm với nước nóng 80oC (nước sôi để 5 phút trời lạnh, 10 phút trời nóng) trong 2 giờ với 500ml nước, giữ ấm bên ngoài đảm bảo 80oC hoặc sau 15 phút lại đun 2 phút. Rút nước, vắt kiệt nước trong bã, lọc lấy nước thuốc rồi cô còn 150ml. Thêm 30-50g đường, đun sôi cho tan. Người lớn uống mỗi lần 50ml x 3 lần/ngày; liên tục đến khi khỏi. Nếu đi lỏng mất nước cần cho uống nước cháo loãng (gạo + khoai lang 1 củ nhỏ) pha muối (tốt hơn oresol vì phân sẽ mau thành khuôn) mỗi ngày 500 - 600ml nước cháo loãng.

(Kiến thức gia đình số 33)

Xem thêm
8 dấu hiệu nhận biết sớm ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến, đặc biệt ở nữ giới. Dưới đây là 8 dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến giáp bạn nên lưu ý.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.