| Hotline: 0983.970.780

Có nghề + tiêu thụ tốt = giảm nghèo nhanh

Thứ Hai 27/02/2012 , 11:55 (GMT+7)

Nghề nào phù hợp với kỹ năng và tâm lý bà con, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm thì nghề đó tồn tại lâu dài và có cơ hội phát triển...

Nghề làm chổi đót của bà con dân tộc ở Đakrông

Lực lượng lao động ở huyện Đakrông (Quảng Trị) không thiếu, nhưng hiệu quả mang lại rất thấp; một phần do “đói nghề” nên tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao. Vì vậy, huyện Đakrông quyết tâm đào tạo nhiều nghề phù hợp hơn nữa cho bà con.

Làm có tiền ngay

Chị Hồ Thị Hồng, một người dân tộc Vân Kiều ở xã Đakrông, khoe nhờ được học nghề đan mây tre mà chị làm được những bộ bàn ghế rất đẹp. Tết rồi chị bán được hai bộ, trị giá mỗi bộ 5 triệu đồng cho khách hàng ở TP Đông Hà. Khi mang hàng về giao, một số người thấy mẫu mã bàn ghế đẹp nên đặt chị làm thêm mấy bộ nữa đến cuối tháng 5 này giao hàng. Cầm những tờ tiền mới trên tay thu về từ việc bán bàn ghế mây, chị Hồng mặt tươi như xuân: “Khách hàng không phân biệt hàng do ai làm ra mà cần đẹp và bền là họ chấp nhận ngay. Nếu được tổ chức thị trường tốt có lẽ gia đình tôi cũng sống được với nghề đan mây tre này.”

Tại xã A Bung, gần 200 chị em người dân tộc Pa cô biết được nghề dệt dèng thông qua các lớp học nghề dệt. Các sản phẩm truyền thống do các chị làm ra đã gửi đi trưng bày tại các hội chợ triển lãm, được người tiêu dùng tin tưởng và bước đầu thu được những kết quả ngoài mong đợi. Chị Hồ Thị Phít ở bản Cựp, A Bung cho biết: “Tôi đã qua nhiều lớp học nghề, được cử đi tập huấn nhiều lần từ kỹ thuật trồng trọt, đến chăn nuôi, làm nấm, nhưng thích nhất vẫn là nghề dệt dèng. Tấm dèng được dệt ra may trang phục không chỉ làm đẹp phụ nữa vùng cao mà con khiến nhiếu thiếu nữ, du khách các nơi khác đến rất thích mua làm kỷ niệm, tặng bạn bè.”

Nhiều chị em tâm sự nghề dệt thổ cẩm như dệt dèng đòi hỏi sự tỉ mỉ rất phù hợp với phụ nữ vùng cao. Mặt khác thị trường tiêu thụ thổ cẩm rất rộng lớn.Nhưng tiếc là những lớp học dệt dèng như ở A Bung chưa nhiều.

Theo anh Hồ Văn Ngọc, Chủ tịch UBND xã Húc Nghì, việc dạy nghề cho người dân vùng cao là rất cần thiết, đây cũng là một giải pháp quan trọng để xoá đói giảm nghèo. Nhưng dạy nghề gì thì cần phải có sự cân nhắc, lựa chọn thật kỹ để mang lại hiệu quả thiết thực, không nên chạy theo phong trào. Mặt khác, sản phẩm mới làm ra cần gắn với nhu cầu thị trường. Cùng với việc học nghề phải tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm, chứ để người dân tự lo không sớm thì muộn nghề học được cũng sẽ bị mai một.

Nỗ lực đáng ghi nhận

Đakrông là huyện miền núi được xếp vào 62 huyện nghèo nhất nước, nơi bà con Vân Kiều, Pa Cô làm ăn, sinh sống lâu đời. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện chiếm 40% (tiêu chí mới), trong đó số hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 80%. Nguyên nhân nghèo được xác định một phần do người lao động chưa được đào tạo ngành nghề phù hợp và thiếu việc làm.

Chủ tịch huyện Đakrông Lê Văn Quyền cho biết, so với năm 2005 khi đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 63% dân số của huyện thì con số hộ nghèo hiện nay giảm xuống 40% đã ghi nhận một nỗ lực rất lớn của các cấp chính quyền của huyện, trong đó nhờ được học nghề nên đời sống nông dân được cải thiện đáng kể.

Theo ThS Trần Do- Hiệu trưởng trường Trung học Nông nghiệp Quảng Trị, để giảm nghèo nhanh và bền vững, huyện Đakrông nên tập trung đào tạo nghề cho người dân  theo hướng đổi mới phương thức canh tác, hình thành thói quen canh tác nông- lâm nghiệp bền vững, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động...

Huyện Đakrông hiện có hơn 19.000 người ở độ tuổi lao động, trong đó 90% là lao động nông nghiệp, hiệu suất việc làm chỉ đạt khoảng 50%. Nên huyện quyết tâm tạo việc làm và tăng thu nhập cho bà con bằng cách đào tạo nhiều nghề phù hợp và xuất khẩu lao động. Sau 4 năm, huyện đã đào tạo, giải quyết việc làm tại chỗ được 2.200 lao động, tạo ra thu nhập đáng kể cho bà con và 235 con em dân tộc được xuất khẩu lao động. Ngoài ra, chưa kể số lao động là con em của huyện đi làm việc ở các địa phương trong tỉnh, trong nước.

Theo ông Quyền, thực tế từ các lớp đào tạo nghề vừa qua trên địa bàn cho thấy, nghề nào phù hợp với kỹ năng và tâm lý bà con, gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm thì nghề đó tồn tại lâu dài và có cơ hội phát triển. Chẳng hạn như nghề dệt thổ cẩm, đan lát các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, một thế mạnh của người dân vùng cao. Các dự án dạy nghề đặc biệt khuyến khích khôi phục lại các nghề truyền thống của vùng cao. Cố gắng từ nay đến 2015 huyện sẽ đào tạo và giải quyết việc làm mới cho thêm khoảng 3.000 lao động.

Những năm qua, với sự giúp đỡ từ nhiều dự án, vấn đề việc làm cho người nghèo luôn được đề cập với nhiều trăn trở. Đặc biệt cả chính quyền huyện và Chương trình Phát triển nông thôn Quảng Trị do Chính phủ Phần Lan tài trợ đã tổ chức hàng trăm lớp đào tạo nghề cho người dân. Song qua tâm tư nguyện vọng của bà con cho thấy họ rất cần được học những ngành nghề phù hợp với thế mạnh phong tục tập quán và điều kiện của dân tộc mình.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm