| Hotline: 0983.970.780

Con chữ hình ánh lửa

Thứ Sáu 05/09/2014 , 08:15 (GMT+7)

Ly Na và nhiều người nữa trước em ở miền núi Quảng Trị đang là những ngọn lửa thắp sáng tương lai những bản làng vùng cao.

Bới lẽ, trước đó câu chuyện Hồ Thị Ly Na, người dân tộc Vân Kiều ở bản Trằm xã miền núi Hướng Tân (Hướng Hóa, Quảng Trị), vừa thi đỗ cùng lúc Trường Đại học Y Dược Huế và Đại học Nông - Lâm Huế đều 26,5 điểm như đang “sốt" lên giữa rẻo cao Trường Sơn.

Nổi tiếng trong gia đình có ba sơn nữ

Đầu tháng 9, trên những cung đường ngoằn ngoèo giữa rẻo cao Trường Sơn nhiều học sinh người Vân Kiều, Pa Cô bắt đầu xuống núi, trở lại trường học chữ sau mấy tháng nghỉ hè.

Không có hình ảnh người mẹ dắt tay con đi học mà các em tự gùi ba lô gạo, quần áo và cặp học sinh để tự lo cuộc sống và học tập cho mình.

Đi kiểm tra ở các bản làng trở về, Bí thư Huyện ủy Hướng Hóa Hồ Thị Lệ Hà thốt lên: Cuộc cách mạng giáo dục ở vùng rẻo cao này là thành tựu nổi bật nhất mà huyện Hướng Hóa đạt được trong những năm gần đây.

Để khi kể về chuyện khát khao được học cái chữ của con em dân bản, Hồ Thị Lệ Hà, người con của bản làng nay đã là Bí thư Huyện ủy Hướng Hóa, trong ánh mắt không khỏi cháy lên niềm tự hào.

Hơn sáu năm trước, từ vị trí Giám đốc Ngân hàng Chính sách huyện Hướng Hóa, chị được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, một Phó Chủ tịch huyện trẻ tuổi nhất ở Quảng Trị.

Chị có bố là người Pa Cô, mẹ người Vân Kiều, chồng là người Kinh. Tuy chị không bao giờ nhận mình là xinh, nhưng ai cũng khen chị là người đẹp nhất trong gia đình có ba chị em gái nổi tiếng học giỏi mà ai cũng đều rất đẹp. Bố mẹ chị luôn động viên các con phải gắng học cái chữ để mai này giúp đồng bào mình.

Nhớ lại, năm 1989, Ngân hàng NN-PTNT mở chi nhánh ở huyện Hướng Hóa, cần tuyển 3 nhân viên người dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa. Lệ Hà là nhân tố đầu tiên được nhiều người giới thiệu vì cô có học vấn hơn người khác.

Khi được thuyết phục làm ngân hàng chị đắn đo mãi, rồi cuối cùng mạnh dạn viết đơn xin làm việc, mong muốn vận động được nhiều tiền về cho dân bản vay vốn phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Hà mong dân bản có đời sống giàu có hơn. Những hình ảnh trẻ thơ dân bản mò cua, bắt óc ở khe suối mà Hà thấy được trong mỗi lần đi công tác về cơ sở khiến Hà mãi day dứt.

Có bằng tốt nghiệp Đại học Ngân hàng, sau một thời gian làm việc Lệ Hà được đề bạt làm kế toán trưởng rồi sau đó được đề bạt sang làm Giám đốc Ngân hàng Chính sách huyện Hướng Hóa.

Để được như hôm nay, con đường đi lên của Lệ Hà không chỉ là chiếu hoa. Cô là hiện thân của hàng vạn con em người Vân Kiều, Pa Cô trên đỉnh Trường Sơn ngày đêm quyết tâm học tập mang kiến thức về xây dựng bản làng, quê hương.  

Hồ Thị Lệ Hà rất gần gũi với bà con của mình nhưng cương quyết trong công việc. Nhớ mọi lần họp HĐND tỉnh Quảng Trị, chị luôn đăng đàn với những câu hỏi chất vấn làm cho nhiều đơn vị liên quan phải “toát mồ hôi” khi trả lời.

Chị luôn trăn trở bà con mình bây giờ không chỉ cần đến miếng ăn hằng ngày, mà họ còn muốn được được học hành cao hơn, tạo điều kiện để làm ăn vươn lên có cuộc sống đầy đủ về vật chất, tinh thần.

Đòi hỏi chính đáng ấy của bà con dân bản buộc người cán bộ phải vắt óc suy nghĩ mới mong tìm được bước đi phù hợp, mà theo Hà, phải bắt đầu từ việc đầu tư học hành cho con em.

Người đầu tiên đạt điểm cao nhất

Tấm gương của chị Hồ Thị Lệ Hà như khơi nguồn động viên cho chuyện học hành và khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ miền núi Quảng Trị.

Trở lại câu chuyện cô bé Vân Kiều có tên Ly Na đỗ hai trường đại học. Em là người Vân Kiều đầu tiên đạt được 26,5 điểm khi thi vào chuyên ngành bác sĩ Đa khoa của Trường Đại học Y Dược Huế trong một cuộc cạnh tranh sòng phẳng.

Trước kia, phần lớn học sinh người Vân Kiều, Pa Kô bước chân vào giảng đường bằng hình thức cử tuyển hoặc dự bị đại học. Nay học sinh Vân Kiều, Pa Cô luôn khát vọng, họ không chấp nhận thủ phận nên ngày đêm khát khao để học. Nhiều cô cậu học trò vùng cao đỗ đại học chính quy bằng sức mình, rất hãnh diện với bạn bè.

Ông Hồ Văn Cài nở nụ cười mãn nguyện khi hay tin cô con gái út Hồ Thị Ly Na đỗ cùng lúc hai trường đại học. Khoát tay về mấy tấm giấy khen treo trên tường, ông Cài khoe trước Ly Na, 5 người con của vợ chồng ông cũng đã tốt nghiệp đại học, nhưng đỗ điểm thi thật cao thì mới có Ly Na, con bé đầy khát vọng và thích đối mặt với thách thức.

Ông Cài nhớ mãi cái ngày Ly Na chào bố mẹ để xuống núi thi đại học, em tự tin: Bố mẹ hãy chờ đón tin vui, con sẽ đỗ đại học với số điểm thật cao để mai này được làm bác sĩ trở về chăm sóc sức khỏe cho bố mẹ và dân bản.

Cũng như nhiều hộ dân ở bản Trằm, trước đây gia đình ông Cài gặp rất nhiều khó khăn. Ông bà khấn nguyện với trời đất cho sức khỏe để đừng bao giờ buông chiếc cuốc, chiếc rựa khỏi tay, nếu rời những dụng cụ lao động ấy ra nhất định việc ăn học của 6 đứa con sẽ bị ảnh hưởng.

Đường đến ngày mai của người Vân Kiều, Pa Cô còn không ít chông gai. Song câu chuyện trên là hình ảnh của những con chữ mang hình ánh lửa để thắp sáng cho tương lai của những bản làng giữa đại ngàn Trường Sơn. Người Vân Kiều, Pa Cô cần lắm những bàn tay, khối óc ưu tú của học sinh con em mình.

Nhờ con cái chăm ngoan, bố mẹ có kế hoạch làm ăn nên cuộc sống của gia đình Ly Na mới bắt đầu bước sang trang mới.

Những ngày đi học phổ thông với Ly Na không hạnh phúc gì bằng cảm giác cầm giấy khen về nhà để được thấy gương mặt mừng vui của bố mẹ. Ly Na luôn khiến bố mẹ và thầy cô giáo của mình rất tự hào vì từng đạt nhiều giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học.

Nhiều gia đình 5 con đại học

Bây giờ, chuyện người Vân Kiều, Pa Cô có nhiều con học đại học không còn hiếm nữa.

Đến thị trấn Khe Sanh hỏi thăm nhà bà Hồ Thị Lành, bà con ai cũng biết. Bà Lành lam lũ cùng nương rẫy để 6 người con đều vào đại học. Gia đình bà sinh sống trong một ngôi nhà cấp 4, vật dụng sinh hoạt đơn sơ, cũ kỹ nhưng tường nhà được treo nhiều giấy khen của các con.

Bà Lành chia sẻ, suốt đời nghèo khổ rồi, bọn trẻ phải có cái chữ để khỏi phải vất vả bản thân và còn cống hiến cho cộng đồng, quê hương. Bà tự hào vì các con mình luôn biết chia sẻ, có trách nhiệm với gia đình, xã hội.

Anh Hồ Minh Sơn, con trai đầu của bà, tốt nghiệp Đại học Cảnh sát TP. HCM hiện công tác tại Công an huyện Hướng Hóa, người thứ hai là Hồ Văn Sĩ, tốt nghiệp Đại học Biên phòng. Những người còn lại như Thủy, Thạch, Thắm, Thương học ở các trường Đại học Nông - Lâm, Đại học Sư phạm Huế và Thủy sản Nha Trang.

Rồi tiếng thơm vang xa giữa đại ngàn khi gia đình bà Hồ Thị Hai bản Cát, xã Đăkrông một mình nuôi 5 người con học đại học. Trong 5 người con của bà Hai thì người con trai đầu Hồ Toàn học Đại học Y khoa Huế. Anh Hồ Tâm học Đại học Nông - Lâm Huế. Hồ Ka Na và thêm 2 người nữa là Hồ Tú và Hồ Phú thì học ngành Kinh tế Đại học Vinh (Nghệ An).

Nhà có 8 con trâu nhưng rồi đàn trâu cũng vơi dần vì bà phải bán để có tiền trang trải việc học của các con.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Ùn tắc bến phà ra đảo Cát Bà dịp 30/4 và 1/5

HẢI PHÒNG Ngày 28/4, hàng nghìn người đã ùn ùn đổ về bến phà Đồng Bài để ra đảo Cát Bà khiến giao thông tắc nghẽn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm