| Hotline: 0983.970.780

Con gái tỷ phú Malaysia không muốn bị gọi là ‘lá ngọc cành vàng’

Thứ Ba 29/01/2019 , 13:05 (GMT+7)

Sẽ không phải là phóng đại khi nói Chryseis Tan có một cuộc sống xa hoa trên mạng xã hội Instagram.

Tài khoản cá nhân của cô cung cấp cái nhìn thoáng qua về một phong cách sống thương lưu với những chuyến bay trên phi cơ riêng, những kỳ nghỉ sang trọng ở châu Phi hay đám cưới cổ tích diễn ra vào năm ngoái với người thừa kế tập đoàn Naza Malaysia Faliq Nasimuddin.

nh1125048321
Chryseis Tan, con gái tỷ phú Malaysia có khối tài sản 820 triệu USD. Ảnh: SCMP.

Tan, 30 tuổi, chơi thân với những “cậu ấm, cô chiêu” xuất thân từ các gia đình giàu có bậc nhất châu Á như Kim Lim, con gái tỷ phú Singapore Peter Lim, hay những ngôi sao như Michelle Yeoh, nữ diễn viên nổi tiếng trong bộ phim Crazy Rich Asians gây tiếng vang hồi năm 2018.

Các bài đăng Instagram của Tan luôn có sự xuất hiện của những chiếc túi xách, quần áo, trang sức đắt tiền. Nhưng Tan, con gái tài phiệt Malaysia Vincent Tan Chee Yioun, người được Forbes ước tính có tài sản lên tới 820 triệu USD, không muốn người khác gọi mình là “lá ngọc cành vàng”, theo South China Morning Post.

Một trong những trọng trách Tan đảm nhận tại tập đoàn Berjaya của cha cô, một trong những tập đoàn lớn nhất Malaysia, là giám đốc điều hành (CEO) Berjaya Times Square, trung tâm thương mại đồ sộ giữa lòng thủ đô Kuala Lumpur. Cô cũng quản lý một số dự án kinh doanh ở nước ngoài.

Đám cưới của Tan từng là đề tài gây xôn xao dư luận Malaysia vì mức độ hoành tráng. “Tôi cảm thấy như, Chúa ơi, tôi sắp bắt đầu một hướng mới trong cuộc đời mình. Tôi không phải cô bé 20 nữa rồi, giờ đây, tôi đã lập gia đình, vậy nên, tôi cũng có thêm nhiều áp lực và trách nhiệm”, Tan nói.

Tan khẳng định tài khoản Instagram @chrystan_x với hơn 345.000 người theo dõi chỉ phản ánh một phần trong cuộc sống của cô.

“Tôi có công việc. Tôi vẫn phải đến văn phòng, nhưng mọi người không nhìn thấy mặt đó ở tôi.  Nếu tôi đăng bài về công việc bên bàn giấy, tôi nghĩ chẳng ai quan tâm đâu”, Tan chia sẻ. “Khi tôi bắt đầu, khoảng 4 năm trước, tôi chỉ nghĩ để cho vui vì tôi thích đăng những bức ảnh đẹp về các chuyến đi và bữa ăn của mình. Tôi không biết vì sao nó khiến người ta chú ý. Tôi thực sự không hy vọng có nhiều người theo dõi mình”.

Với tư cách CEO của Berjaya Assets, Tan còn có nhiệm vụ mở rộng danh mục đầu tư của tập đoàn. “Tôi đang cố gắng giới thiệu những khái niệm thời thượng hơn. Tôi thích thú với làm đẹp và thời trang nên tôi đang tìm kiếm những dự án thú vị trong hai lĩnh vực này”, Tan cho hay.

Khi dấn thân vào con đường kinh doanh, Tan cho biết cô cảm thấy mình đã làm khá tốt. Tuy nhiên, cô chưa bao giờ bị cha gây áp lực phải theo đuổi công việc kinh doanh của gia đình.

“Dù sao thì lâu nay tôi vẫn có hứng thú với kinh doanh. Tôi rất gần gũi với gia đình và lớn lên bên cạnh những câu chuyện của cha về công việc. Vì thế, tôi luôn chuẩn bị để gia nhập công ty”, Tan nói.

Sau khi tốt nghiệp Trường Nghiên cứu Tự do Quốc tế thuộc Đại học Waseda, Tokyo, Tan trở về Malaysia làm thực tập sinh tại nhiều công ty khác nhau của gia đình nhằm tìm ra lĩnh vực mà cô mong muốn làm việc hơn cả.

“Cha động viên và ủng hộ tôi cũng như các anh chị em rất nhiều. Ông để tôi quyết định điều tôi muốn làm. Khi tôi nói mình thích làm đẹp và thời trang, ông khuyên tôi rằng hãy kiên định với lựa chọn của mình”, cô kể.

Ngoài tiếp động lực, cha của Tan cũng góp công lớn giúp cô phát triển sự nghiệp bằng cách đưa cho con gái những định hướng.

“Tôi muốn đến London giống như bạn bè mình nhưng cha tôi lại bảo ‘Không, tại sao con không đến Nhật, con có thể học thêm một nền văn hóa và ngôn ngữ mới? Thế rồi, ông đưa tôi đi nghỉ tại Nhật nhằm cho tôi thấy đất nước này đáng kinh ngạc như thế nào. Tôi nghĩ ông muốn hối lộ tôi”, Tan nhớ lại. Để tăng phần chắc chắn, cha Tan còn thuyết phục một người bạn thân của cô nhập học cùng trường.

“Lúc mới đến, tôi thấy chán ghét. Tôi thấy ngột ngạt vì chưa học tiếng Nhật. Trong thời gian tôi học, chưa có nhiều sinh viên, học sinh Đông Nam Á tới Nhật”, Tan nói. “Tôi muốn về nhà nhưng tôi không phải kiểu người dễ dàng từ bỏ”.

Cuối cùng, Tan trở nên gắn bó với nước Nhật, thành thạo tiếng Nhật và giờ đây lãnh đạo các dự án kinh doanh của tập đoàn Berjaya tại Nhật.

Trò chuyện cùng phóng viên, Tan nhìn lại những năm tháng đại học vô tư với một niềm nhớ nhung. “Quãng thời gian ở Nhật, tôi khá tự do vì tôi sống một mình”, Tan cho hay và giải thích rằng cô không cần vệ sĩ bởi cha cô cam đoan nước Nhật vô cùng an toàn.

Tan hiếm khi chia sẻ về công việc. Những hoạt động từ thiện cũng là một phần trong cuộc sống của Tan mà cô muốn giữ cho riêng mình. Rất ít người biết Tan là thành viên quỹ từ thiện quốc tế Từ Tế.

Tan thỉnh thoảng tham gia các sứ mệnh của tổ chức. Cô đặc biệt hứng thú với lĩnh vực giáo dục. Gần đây nhất, Tan tới thành phố Tawau, bang Sabah, nhằm chung tay xây dựng trường học cho những trẻ em không có quốc tịch trong khu vực.

Nắm trong tay một tài khoản Instagram với hàng trăm nghìn người theo dõi, Tan đã khéo léo lợi dụng nó để quảng bá những dự án kinh doanh của công ty, bên cạnh các bức ảnh và video về lối sống xa hoa, hào nhoáng. “Nhưng tôi không ép mình phải liên tục đăng bài. Khi không có thời gian và phải tập trung vào công việc, có lúc, tôi không đăng bài nào trong hẳn một tuần hoặc hơn”, Tan cho biết.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm