| Hotline: 0983.970.780

Con nông dân đỗ thủ khoa

Thứ Hai 28/07/2014 , 09:09 (GMT+7)

Chàng tân thủ khoa Đại học Quy Nhơn (Bình Định) Võ Văn Nam, học sinh lớp 12A1 Trường THPT số 1 Phù Cát là con nhà nông chính hiệu.

Cha mẹ già, nhà nghèo, bản thân sức khỏe yếu, ngay từ nhỏ Nam đã cố gắng học tập để thay đổi số phận.

Với tổng điểm làm tròn 28,5 (Toán: 9,75; Lý: 9; Hóa: 9,5), Võ Văn Nam trở thành tân thủ khoa ĐH Quy Nhơn, và cũng là thủ khoa có số điểm cao nhất trong 3 thủ khoa hiện tại của Bình Định.

Là trai út trong gia đình có đến 5 người con, cha mẹ Nam là ông Võ Nhuận (60 tuổi) và bà Hà Thị Thao (57 tuổi) là nông dân nghèo ở thôn Phong An, xã Cát Trinh (Phù Cát).

Được nhà nước giao quyền sử dụng 3 sào ruộng, làm chỉ đủ ăn không lấy đâu ra tích lũy để lo cho con trai ăn học, ba mẹ Nam phải thuê thêm 7 sào đất để trồng mì, lạc.

Làm xong mùa, ba Nam còn đi làm thuê cho những hộ trồng dưa trong địa phương. Lo xa cho việc học của Nam sau này, ông Nhuận và bà Thao còn vay mượn bà con mua 2 con bò sinh sản.

“Hồi mua bò, tui nghĩ, nếu sau này Nam vào đại học thì chính những con bò sinh sản sẽ là nguồn kinh phí lo cho con ăn học. Cứ mỗi năm bán 1 con bê là đủ lo tiền học cho con”, ông Võ Nhuận bộc bạch.

Nhận tin con đỗ thủ khoa trường ĐH Quy Nhơn mẹ Nam mừng đến chảy nước mắt: “Khi sinh Nam bị thiếu cân, suy dinh dưỡng nặng nên lớn lên vợ chồng tui không dám cho cháu tham gia công việc đồng áng. Vợ chồng tui luôn động viên cháu tập trung việc học tập và hứa sẽ lo cho con ăn học đến nơi đến chốn. Cũng may cháu nó học giỏi nên vợ chồng tui yên tâm”.

Ông Võ Nhuận hồ hởi tiếp lời vợ: “Đời mình đã quá khổ rồi, bây giờ con cái được như vậy mình cũng nở mày, nở mặt với bà con họ hàng. Những năm tháng tới đây dù có khổ mấy vợ chồng tui cũng vui”.

Thấm đẫm nỗi cơ cực của cha mẹ, từ nhỏ Nam đã dồn sức cho việc học tập để không phụ lòng đấng sinh thành. Dù là học sinh nghèo, nhưng thành tích của Nam còn hơn nhiều những học sinh ở phố thị có điều kiện học tập tốt hơn.

Từ lớp 1 đến lớp 12, Nam đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Thành tích nổi bật là vào năm học lớp 9, Nam đạt giải Nhì môn Toán cấp tỉnh. Lên cấp III, năm học lớp 11 em là học sinh duy nhất đạt giải Nhất môn Toán toàn tỉnh Bình Định…

Nói về cậu học trò cưng, thầy giáo Hồ Trọng Khương cho hay: “Là giáo viên chủ nhiệm lớp 3 năm liền, tôi biết khả năng, sức học của Nam. Trong quá trình 30 năm dạy Toán, Nam là học sinh xuất sắc, nhạy bén về môn Toán nhất mà tôi biết.

Ở trên lớp, hiếm có học sinh có thể hoàn thành trong 15 phút một bài Toán khó, càng ít học sinh đạt điểm tuyệt đối, tìm ra phương pháp giải hay... nhưng Nam làm được điều đó. Đôi lúc, vì Nam giành quá nhiều điểm 10, tôi tìm những bài toán hóc búa, rút ngắn thời gian giải để thử thách nhưng Nam đều làm tốt.

09-14-23_thu_kho-1
Thủ khoa ĐH Quy Nhơn Võ Văn Nam bên góc học tập

“Dù là học sinh thuộc diện hộ cận nghèo, cha mẹ đều làm nông cực khổ, nhưng Nam là một học sinh rất có chí, nỗ lực không ngừng trong học tập. Trong suốt 3 năm học cấp III, Nam là học sinh giỏi có điểm cao nhất cả trường”, cô giáo Vương Thị Hồng Loan, Hiệu trưởng Trường THPT số 1 Phù Cát.

Trong khoảng thời gian dạy, ôn tập, ôn thi học sinh giỏi, chưa bao giờ Nam bí trước một bài toán nào. Nam là học sinh có tư chất thiên bẩm về toán”.

Ngoài thành tích môn Toán đáng nể, Nam còn là một cán bộ lớp nhiệt tình năng nổ. Sự giỏi giang cùng với phẩm chất đạo đức tốt giúp chàng thủ khoa ĐH Quy Nhơn trở thành đảng viên khi còn là học sinh phổ thông.

“Không chỉ giỏi về học tập, điều đáng quý ở Nam là phẩm chất, tư cách đạo đức của một học sinh. Giỏi mà không kiêu là tích cách của Nam từ nhỏ đến giờ. Toàn bộ giáo viên trong trường đều dành lời khen đó cho Nam.

Nam đã làm rạng danh cho trường khi giành danh hiệu thủ khoa, tiếp nối truyền thống thủ khoa của trường. Năm ngoài trường cũng đã có thủ khoa ĐH Luật TP.HCM là em Trần Thanh Khuê”, cô giáo Dương Thị Hồng Loan, Hiệu trưởng trường THPT số 1 Phù Cát, cho hay.

Hỏi về bí quyết học tập, Nam khiêm tốn nói: “Em không có bí quyết gì đặc biệt, chủ yếu là chăm chú lắng nghe những bài giảng ở lớp, nắm chắc kiến thức. Riêng môn Toán, em dành một cuốn sổ riêng ghi công thức cần nắm, ghi những bài toán hay, toán vui...

Tranh thủ một tuần 2 buổi em đến các tiệm Internet tìm thông tin, các bài toán hay trên mạng về giải thêm. Riêng năm 12, em tải những đề toán năm trước về giải riêng, tích lũy kiến thức.

Ngoài ngành sư phạm Toán (ĐH Quy Nhơn), em còn dự thi khối B ngành Bác sỹ đa khoa (Đại học Y TP.HCM). Nắm chắc điểm thi vào trường Y là 26 điểm, nhưng em vẫn chọn học Toán tại ĐH Quy Nhơn. Một phần vì sở thích, một phần đỡ tốn gánh nặng chi phí cho cha mẹ khi học gần nhà”.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm