| Hotline: 0983.970.780

Cồn Thới Sơn và câu chuyện Miss World

Thứ Hai 21/12/2009 , 11:05 (GMT+7)

Cùng với việc tổ chức kỷ niệm 330 năm thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang cũng đang ráo riết hoàn thành cơ sở vật chất chuẩn bị cho cuộc thi sắc đẹp lớn nhất thế giới – Miss World 2010.

Cùng với việc tổ chức kỷ niệm 330 năm thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang cũng đang ráo riết hoàn thành cơ sở vật chất chuẩn bị cho cuộc thi sắc đẹp lớn nhất thế giới – Miss World 2010.  

Giá đất “lên trời” nhờ hoa hậu 

Công trường thi công dự án Resort – spa Thới Sơn, nơi sẽ diễn ra cuộc thi Miss World 2010, tiến độ đang nóng lên từng ngày. Ông Bùi Công Hiếu, kỹ sư trưởng giám sát công trình của Tập đoàn RAAS cho biết, với tổng diện tích 17,2 ha và hàng chục hạng mục xây dựng như đường xá, nhà đa năng (bao gồm cả sân khấu), trường lang (hành lang và nhà chờ), nhà nghỉ, hồ bơi, công viên, nhà vườn, spa… Mỗi công trình mất từ 3-4 tháng để hoàn thành. Dự án đồ sộ vậy nhưng có đến 22 đơn vị đang cùng tổ chức thi công nên chắc chắn 31/5/2010 sẽ hoàn thành để đưa khu resort đi vào hoạt động.  

Ấy vậy nhưng cái nóng của công trường vẫn không bằng cái nóng đang tăng từng ngày của giá đất nơi đây. Khi du lịch chưa phát triển thì đất “ngoài cồn” cũng có giá hơn đất ruộng, đất thổ cư “trong bờ”. Năm 2000, một công (1000 m2) đất thổ cư ở thành phố Mỹ Tho có giá 160 triệu đồng thì tại đất vườn Cồn Thới Sơn giá khoảng 200 triệu. Khi cầu Rạch Miễu bắt đầu khởi công, giá đất xung quanh khu vực này, trong đó có cồn Thới Sơn, rục rịch tăng dần. Dẫu tăng đến mấy thì bán giỏi cũng không quá 300-400 triệu đồng/công. Những lô đất ban đầu Tập đoàn RAAS mua cũng chỉ với giá ấy.

Nhưng khi thông tin về một khu du lịch sinh thái đầu tư tiền tấn bung ra, nhất là khi có thông tin chuyển cuộc thi Hoa hậu thế giới 2010 về tổ chức tại đây thì đất lên giá chóng mặt. Từ 7,8 trăm triệu một công tăng lên trên 1 tỷ. Đỉnh điểm khi có người bán được 1,5 tỷ đồng/công đất cho ông Hoàng Kiều (Chủ tịch Tập đoàn RAAS) thì giá đất ở đây trở nên sôi sùng sục. Kể từ đó, người ta cứ lấy mốc giá đã bán được cho ông Hoàng Kiều để định giá cho miếng đất của mình.  

Từ cầu Rạch Miễu chạy xe máy vào con đường duy nhất xuyên dọc cồn Thới Sơn khoảng một cây số có khu nhà vườn treo bảng “bán đất”. Tôi dừng lại hỏi thì được biết giá bán là 1,6 tỷ đồng/công. Tôi than thở: “Ở đây xa khu du lịch tít mù mà đòi bán bằng giá cho ông Hoàng Kiều sao?”. Cô Tư, người bán quán cóc đối diện, trợn mắt nhìn tôi: Bây giờ có mấy miếng đất ông Hoàng Kiều muốn mua đang hét giá 2,1 tỷ/công mà người ta còn không muốn bán kìa. Đất trong đó sao bằng ngoài này, đây là mặt tiền mà. Dự án phóng đường nghe nói đã thông qua rồi, con đường này sẽ rộng 10,5 mét. Đường phóng xong thì đây thành mặt tiền đường lớn, giá đất còn tăng nữa. Lúc đó muốn giá 1,6 tỷ cũng không còn.  

Chạy xích vào trong thêm khoảng một cây số nữa, trên cây bưởi da xanh có một tấm bảng “bán đất”. Anh Phụng, chủ miếng đất cho biết: “Tuy chỉ 1,3 công nhưng tôi bán 1,5 tỷ vì đây là đất tốt, vườn đang thu hoạch mà lại thuộc khu du lịch. Khi phóng đường tuy mất vào 3 mét nhưng giá trị miếng đất càng tăng. Lúc đó có muốn bỏ vườn cây mà làm khách sạn thì cũng quá đẹp”. 

Nghe tôi nói chỉ kiếm đất làm vườn không cần mặt tiền, chị Út vội mách: “Cô muốn làm vườn thì lội vào trong mua miếng đất của bà Mười Diệu đi. Bà Mười có 5 công bưởi đang thu hoạch, nằm gần chỗ của ông Hoàng Kiều đó. Giá bây giờ chỉ còn 6 tỷ thôi”. Miếng đất của bà Mười còn cách khu du lịch 2 ha nữa. Những tưởng ông Hoàng Kiều sẽ còn mua đất mở rộng khu resort. Sự ngưng mua đất đột ngột của ông Kiều khiến chủ của miếng đó và bà Mười buồn nẫu ruột.   

Rồi chị Út liệt kê những người trở thành tỷ phú nhờ bán đất cho ông Hoàng Kiều. Nổi bật có ông Tư Đoàn ôm được hơn 30 tỷ, liền gửi tiền sang… Mỹ cho con mua nhà. Ông có 2 đứa con đang sinh sống ở Mỹ, một đứa khấm khá có nhà còn đứa kia vẫn chật vật. Nghe bảo Út Dũng ôm 6 tỷ về đầu tư thêm cho Cty xây dựng đang họat động. Bảy Minh bán 5 công đất giá 6 tỷ ra TP  Mỹ Tho mở lò bánh. Còn lại là… đổi đất. Thấy tôi ngạc nhiên, Út giải thích: Hầu hết những miếng đất ông Hoàng Kiều mua đều là đất trong hẻm. Với giá cao bán được cho ông Hoàng Kiều, họ có thể đổi ra mặt tiền đường. Những người đất mặt tiền thì bán lại để ra thành phố Mỹ Tho sống… 

Các hoa hậu sẽ “lên bờ, xuống ruộng”

Dân Cồn Thới Sơn sống chủ yếu bằng nghề trồng cây ăn quả. Thu nhập từ vườn cây trái ổn định từ 600 – 1 triệu đông/tháng. Từ khi du lịch sinh thái phát triển, mỗi hộ thu nhập từ vụ du lịch từ 3-4 triệu đồng/tháng. Một số nghề thủ công khác cũng phát triển theo như nuôi ong lấy mật, làm kẹo dừa, làm cốm…

Dịch vụ chèo đò cũng tạo công ăn việc làm cho hơn trăm người. Chị Sáu, chèo đò số 11 chép miệng: Hồi trước 2,3 ngày tôi mới được tài xếp cho chèo một chuyến, mỗi chuyến được trả 10.000 đồng, vậy mà mừng vì đi làm mướn nhổ cỏ cả ngày cũng chỉ được 10.000 đồng. Dạo này du khách tăng hẳn, nhờ vậy mỗi ngày cũng được từ 2-3 chuyến chèo. Mong sao hoa hậu đến thi để tôi được chèo nhiều chuyến hơn.   

Các hoa hậu sẽ phải tham gia phần thi chèo thuyền

Trước đây, muốn ở lại Thới Sơn thì chỉ có hình thức homestay (sống cùng nhà dân). Tuy hấp dẫn nhưng nhà có thể cho khách ở lại không nhiều. Để giữ khách, Resort – spa Thới Sơn sẽ có khu nhà nghỉ đủ níu chân hơn 500 người. Chen trong các khu nhà xây theo kiến trúc hiện đại có hơn 40 căn nhà rường. Cùng với các con đường lát bê tông, trải nhựa là những con kênh uốn lượn vòng quanh với hàng trăm thuyền độc mộc cho du khách đi tham quan. Và, tất cả các hình thức vui chơi giải trí nơi đây cũng sẽ là các môn thi dành cho Hoa hậu của Miss World 2010. Các người đẹp quốc tế sẽ thi bắt cá, hái trái cây, đua thuyền độc mộc… 

Ông Nguyễn Hùynh Bảo Trị, Phó Tổng giám đốc Cty CP Du lịch Tiền Giang cho biết, mỗi năm nơi đây đón từ 600.000 đến 1 triệu khách du lịch nhưng chỉ có khỏang 5% khách ở lại đêm. Chúng tôi rất hy vọng, qua cuộc thi Miss world, với sự đầu tư nâng cấp các cơ sở vật chất cũng như dịch vụ tại resort cũng như các điểm đã và đang phát triển của Cty CP Du lịch Tiền Giang thì Mỹ Tho và Cồn Thới Sơn có thể hút khách du lịch ở lại lâu hơn.  

Các nhà vườn xung quanh cũng đang đầu tư phần dịch vụ du lịch của mình tốt hơn để phục vụ cho du khách đến xem các hoa hậu “lên bờ, xuống ruộng”.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm