| Hotline: 0983.970.780

Cộng đồng 'bắt tay trách nhiệm' bảo vệ tài nguyên nước

Thứ Sáu 22/03/2024 , 18:16 (GMT+7)

Thông điệp được Bộ TN-MT đưa ra tại Lễ phát động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 diễn ra chiều 22/3.

Bắt tay trách nhiệm, nỗ lực làm sạch các dòng sông

Theo Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Công Thành, biến đổi khí hậu đang có xu hướng diễn biến phức tạp, suy thoái môi trường đã trở thành tác nhân làm mất cân bằng hệ sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học, cạn kiệt nguồn nước.

Ông kêu gọi các bộ, ngành, địa phương, tổ chức đoàn thể, nhất là cộng đồng doanh nghiệp, người dân cần "bắt tay trách nhiệm" hành động để bảo vệ tài nguyên nước; chủ động các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Công Thành tại Lễ phát động. Ảnh: Đ.Trung.

Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Công Thành tại Lễ phát động. Ảnh: Đ.Trung.

“Việt Nam là quốc gia được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú. Tuy nhiên trong bối cảnh dân số gia tăng, đô thị hóa và suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu đã đã trở thành những tác nhân làm mất cân bằng hệ sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học, cạn kiệt tài nguyên nước”, ông Thành nói.

Để bảo đảm an ninh toàn nguồn nước, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi người cần thay đổi càng sớm càng tốt trong nhận thức và hành động về khai thác, sử dụng và quản lý hiệu quả tài nguyên nước.

Do đó, chủ đề của Ngày Nước thế giới “Nước cho hòa bình",ZS Ngày Khí tượng thế giới “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu” và Chiến dịch giờ Trái đất năm 2024 “Giảm dấu chân Carbon - Hướng tới Net Zero” có sự gắn kết chặt chẽ, qua đó kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng nhằm tăng cường các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước; tăng cường năng lực và chất lượng cảnh báo khí tượng thủy văn.

Thúc đẩy chuyển đối số, ứng dụng cộng nghệ cao trong lĩnh vực khí tượng thủy văn; lan toả sử dụng tiết kiệm năng lượng cho tương lai bền vững của hành tinh và nhân loại trong hành trình hướng tới Net Zero. Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Tài nguyên nước 2023, sự kiện này đánh dấu một bước tiến rất lớn về tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị tài nguyên nước và bảo đảm tài nguyên nước được quản lý.

Đối với lĩnh vực khí tượng thủy văn, Việt Nam cũng đã và đang tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, quy định pháp luật về ứng phó biến đổi khí hậu. Để tăng cường mục tiêu phát triển bền vững dưới vai trò là đại diện của Việt Nam tại WMO khu vực châu Á, Việt Nam đã xây dựng và luôn thực hiện nhất quán chủ trương, chính sách; tích cực hợp tác quốc tế trong ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trước đó, tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28, Việt Nam đã công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Hành động thiết thực

Tại Lễ phát động, Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị các bộ, ngành, cơ quan đoàn thể, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp hãy có những hành động thiết thực, chung tay hành động vì khí hậu, hướng tới một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, tạo sức lan toả lớn trong toàn xã hội vì tương lai bền vững.

Nước đang trở thành tài nguyên quý giá, là mạch nguồn của sự sống. Ảnh: Kiên Trung.

Nước đang trở thành tài nguyên quý giá, là mạch nguồn của sự sống. Ảnh: Kiên Trung.

Ông đề nghị các địa phương cần rà soát, cập nhật, thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; thể chế hoá và nội luật hoá những nội dung điều ước, thoả thuận quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Các bộ, ngành, địa phương cần tích cực phối hợp xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên và môi trường; tăng cường năng lực, hiện đại hóa hệ thống quan trắc, dự báo; ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, vận hành hiệu quả hệ thống dự báo, cảnh báo sớm, giảm nhẹ rủi ro thiên tai; huy động nguồn lực đầu tư, xây dựng và bàn giao các công trình, dự án thuộc lĩnh vực môi trường, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.

Cần tiếp tục thực hiện hiện Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP; tăng cường triển khai công tác hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính và đánh giá tổng thể tiến độ giảm phát thải khí nhà kính; tập trung nghiên cứu tham mưu và phát triển thị trường carbon, ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với phát triển kinh tế bền vững của đất nước.

Mặt khác, các địa phương cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15; quy hoạch tài nguyên nước quốc gia và các quy hoạch tổng hợp lưu vực sông, nhất là việc thực hiện các biện pháp tích trữ nước, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, dự án nhằm tăng cường bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước.

Ông Thành kêu gọi sự quan tâm của các cấp, ngành, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp và đông đảo cộng đồng về thực hiện lối sống xanh, lành mạnh, nâng cao ý thức trách nhiệm người dân, cộng đồng trong việc sử dụng năng lượng - nguồn nước tiết kiệm; nói không với việc tiêu thụ, sử dụng động vật hoang dã trái phép.

“Tôi tin rằng những hành động vì khí hậu, hướng tới Net Zero từ hôm nay sẽ góp phần giúp Việt Nam thực hiện tốt hành trình hợp tác và đổi mới, vượt qua những thách thức và đạt được tầm nhìn chung về một thế giới hòa bình, thịnh vượng, bền vững, kiên cường cho các thế hệ hôm nay và mai sau", ông Thành nói.

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Chính sách tốt sẽ thu hút doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp sinh học

Để công nghiệp sinh học trở thành ngành kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam cần có chính sách thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hải Phòng khai trương dự án Chính quyền số

HẢI PHÒNG Chiều 21/11, UBND thành phố Hải Phòng tổ chức lễ khai trương Dự án ‘Chính quyền số’ để chào mừng ngày chuyển đổi số quốc gia 2024.