Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường tiến hành lấy mẫu nước trên hệ thống Liễn Sơn. |
Theo kết quả khảo sát, điều tra của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, hiện nay, khu vực hệ thống thủy lợi Liễn Sơn đi qua có rất ít trạm xử lý nước thải sinh hoạt, phần lớn các hộ dân đều có nhà vệ sinh riêng, các hộ dân có nhà kiên cố đều xây dựng bể tự hoại. Nước thải được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại, tự thấm hoặc xả thẳng ra ao, vườn, kênh, mương thoát nước.
Một số dự án xử lý nước thải nông thôn, làng nghề với nguồn vốn đầu tư là nguồn vốn ngân sách nhà nước (nguồn vốn dành cho sự nghiệp môi trường) và các nguồn hợp tác khác do chủ đầu đầu tư huy động đã và đang được được xây dựng và đi vào vận hành như Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung xã Hợp Thịnh (Tam Dương); Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải khu dân cư tập trung tại xã Nam Viêm (Phúc Yên); Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu dân cư tập trung tại xã Lũng Hòa (Vĩnh Tường); Dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải bằng bể Bastaf ở thị trấn Thanh Lãng (Bình Xuyên)...
Tại làng nghề Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, nơi được xem là một trong các địa phương gây ô nhiễm nhất đối với sông Phan. UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ trương xây dựng trạm xử lý nước thải (TXLNT) tại tại cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với công suất 500 m3/ngày;
Ngoài ra, còn có các công trình khác như: bể Bastaf tại xã Vân Hội (Tam Dương), xã Vĩnh Sơn và Đồng Cương (Vĩnh Tường); bể yếm khí ABR tại xã Nguyệt Đức (Yên Lạc), bể ASFB tại Tây Thiên (Tam Đảo), Thượng Trưng (Vĩnh Tường).
Tuy đã có bước cải thiện đáng kể về đầu tư xây dựng các TXLNT cho khu vực nông thôn và các làng nghề gây ô nhiễm, nhưng so với lượng nước thải trên toàn khu vực phát sinh có khả năng gây ô nhiễm thì số lượng các TXLNT này còn quá ít. Các TXLNT được xây dựng nhưng việc quản lý vận hành còn sơ sài, chưa được chú ý cũng là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả XLNT chưa cao.