| Hotline: 0983.970.780

Công trình cấp nước sinh hoạt Thạch Bằng, dự án nhỏ, hiệu quả lớn

Thứ Tư 17/08/2016 , 08:24 (GMT+7)

Hơn một năm qua với việc cấp nước đều đặn, thông suốt, giá cả hợp lý... công trình cấp nước sinh hoạt xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) được người dân ghi nhận là “dự án nhỏ, hiệu quả lớn”.

16-39-24_1
Trạm tăng áp được đặt cách khu vực đầu mối 11km

 

3 xã Thạch Kim, Thạch Bằng, Thịnh Lộc (Lộc Hà) nằm trong diện hưởng lợi đều là những xã có nguồn nước nhiễm phèn nặng hoặc nước thải lẫn nước sinh hoạt...

Mặc dù biết sử dụng nguồn nước trên sẽ gây ra hệ lụy, ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bà con vẫn phải sống chung với “lũ”, nhiều hộ bỏ tiền đầu tư xây bể hứng nước mưa nấu ăn, nhà có điều kiện hơn thì đi mua từng can nước với giá đắt đỏ (6.000đ/can).

“Hơn 1 năm nay nhờ dự án cấp nước sinh hoạt Thạch Bằng, chúng tôi không phải hứng nước mưa, sử dụng nước nhiễm bẩn nữa. Đúng là phải cảm ơn cấp trên đã cho dân làng biển dự án này”, chị Phạm Thị Tâm, thôn Phú Mậu, xã Thạch Bằng nói.

Chị Tâm cho biết, trước gia đình chị sử dụng nước giếng khoan bơm lên bể lọc để sử dụng nhưng vì nước nhiễm phèn nặng nên nồi niêu, thùng chậu dùng được một thời gian đều bị ố vàng hết, quần áo cũng hư hỏng rất nhanh. Sau khi dự án triển khai họp dân thu tiền đối ứng gia đình chị đăng ký nộp ngay. Hiện tại nước được cấp đều đặn về khu dân cư từ sáng đến 20h đêm hàng ngày, nguồn nước trong, sạch và giá cả hợp lý.

Anh Nguyễn Đình Quân, Trạm trưởng trạm cấp nước Thạch Bằng (Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT Hà Tĩnh) cho hay, nếu so sách việc đi mua nước với sử dụng dịch vụ cấp nước của trung tâm, bình quân mỗi tháng bà con tiết kiệm được dăm bảy trăm ngàn đồng. Bởi 1m3 nước sạch tương đương 50 can 20 lít, trung tâm bán với giá 3.600đ trong khi đi mua ở các vùng lân cận giá mỗi can lên đến 6.000đ.

Chủ đầu tư dự án cho biết, công trình cấp nước Thạch Bằng có tổng mức đầu tư 67 tỷ đồng, được khởi công xây dựng năm 2013, đến tháng 7/2015 đưa vào vận hành sử dụng. Công suất thiết kế cấp nước 4.000m3/ngày đêm.

16-39-24_2
Chị Tâm rất phấn khởi khi được sử dụng nước đảm bảo an toàn

 

Theo ông Nguyễn Hồng Quang, Giám đốc Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT Hà Tĩnh, đây là một trong những công trình phát huy hiệu quả tốt nhất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Trước đây có những dự án đầu tư hàng trăm tỷ đồng nhưng sau khi đi vào vận hành được một thời gian ngắn thì lâm vào cảnh “chết lâm sàng”, cấp nước đến hộ gia đình nhỏ giọt, gây bức xúc cho người dân.

“Mấy tháng đầu vận hành công trình Thạch Bằng người dân rất ngờ vực, thậm chí có hộ còn đem cả máy móc về kiểm tra xem nước có an toàn không. Tuy nhiên, sau đó nhờ tuyên truyền vận động tốt, bà con nhìn thấy hiệu quả sử dụng của các gia đình lân cận nên số hộ đăng ký sử dụng dịch vụ tăng lên nhanh chóng.

Hiện đang có khoảng 270 hộ đăng ký lắp công tơ nhưng do đường ống chưa phủ hết các xã nên việc cung cấp dịch vụ còn hạn chế”, ông Quanh nhấn mạnh.

Cũng theo ông Quang, đến thời điểm này công trình đã cấp nước cho 3.500 hộ dân. Trong đó, Thạch Kim 1.800 hộ; Thạch Bằng 1.200 hộ và Thịnh Lộc 500 hộ. Tính bình quân mỗi hộ dân sử dụng từ 10 – 11m3/tháng. Chia sẻ kinh nghiệm vận hành công trình phát huy hiệu quả, ông Quang cho rằng, trước hết là việc thiết kế xây dựng công trình cần đảm bảo kỹ thuật và phù hợp với điều kiện thực tế ở khu vực cấp nước.

Thứ hai, trong vận hành cán bộ phải tâm huyết với nghề, thường xuyên bám sát cơ sở, khi phát hiện ở vị trí A hay B đang thi công công trình nhân viên Trạm phải cảnh báo tới đơn vị thi công phía dưới có đường ống nước để hạn chế làm vỡ đường ống, trường hợp phát hiện đường ống hư hỏng kịp thời sửa chữa.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm