| Hotline: 0983.970.780

Cú "bật" lớn về cây biến đổi gen

Thứ Tư 31/03/2010 , 10:10 (GMT+7)

Ngày 29/3 Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Cao Đức Phát đã ký liên tiếp hai quyết định 773 và 774 về việc khảo nghiệm hạn chế đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường của cây ngô biến đổi gen.

Ngày 29/3 Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Cao Đức Phát đã ký liên tiếp hai quyết định 773 và 774 về việc khảo nghiệm hạn chế đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường của cây ngô biến đổi gen.

Hai quyết định này được thực hiện theo đề nghị của Hội đồng an toàn sinh học ngành NN- PTNT họp ngày 27/3/2010 và Vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ và Môi trường. Một quyết định dứt khoát chỉ trong vòng  2 ngày. Theo đó, quyết định cấp phép khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường của cây trồng biến đổi gen cho Cty TNHH Syngenta Việt Nam với đối tượng cây trồng khảo nghiệm là ngô biến đổi gen kháng sâu đục thân (giống ngô NK 66 có event BT 11-NK 66 BT 11); ngô biến đổi gen chống chịu thuốc trừ cỏ Glyphosate (giống NK 66 có event GA 21-NK66GA21) và ngô biến đổi gen chống chịu thuốc diệt cỏ Glyphosate và kháng sâu đục thân (giống ngô NK 66 có event BT 11x GA21-NK 66 Stack).

Ngô biến đổi gen

Cty TNHH Syngenta Việt Nam được phép nhập 5kg hạt ngô mỗi loại từ Philippin để thực hiện khảo nghiệm. Ở trong quyết định 774, cấp phép cho Cty Monsanto Thailand được khảo nghiệm ngô biến đổi gen kháng sâu bọ cánh vảy, ngô biến đổi gen kháng thuốc trừ cỏ Roundup và ngô biến đổi gen kháng thuốc trừ cỏ Roundup, kháng sâu bộ cánh vảy. Cty Monsanto được phép nhập 5kg hạt giống biến đổi gen các loại từ các “tổng hành dinh” ở Philippin, Hoa Kỳ để thực hiện khảo nghiệm.

Tất cả giống ngô biến đổi gen của hai đơn vị này đều có hình thức khảo nghiệm hạn chế, do Viện Di truyền tiến hành, thời gian từ tháng 4/2010 đến 12/2011. Địa điểm thực hiện ở ngay Viện Di truyền Nông nghiệp. Đơn vị có giống lẫn đơn vị khảo nghiệm đều phải có trách nhiệm tổ chức khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường đi theo “lề bên phải” tức đúng đề cương khảo nghiệm đã được Hội đồng An toàn sinh học ngành NN- PTNT thẩm định, đúng luật pháp VN quy định. Mọi thay đổi về nội dung, tiến độ và địa điểm chỉ được thực hiện khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ NN- PTNT.

Hai quyết định trên thể hiện tính đột phá tích cực cũng như quyết tâm của Bộ NN- PTNT trong việc đưa tiến bộ khoa học của thế giới vào VN một cách nhanh và mãnh liệt. Quay trở lại mấy năm trước, khi các Bộ Y tế, Bộ TN- MT, Bộ NN- PTNT được giao phụ trách nhiều khâu liên quan đến việc đưa sinh vật biến đổi gen vào nước ta. Nhưng cũng từ ấy chương trình bị mắc kẹt ở Bộ TN-MT bởi đây là Bộ được Chính phủ giao xây dựng Nghị định về cây trồng biến đổi gen nhưng tới nay Bộ này vẫn chưa hoàn thành (kế hoạch Chính phủ ban hành tháng 12/2010).

Ông Phạm Văn Toản- Chánh văn phòng Chương trình Công nghệ sinh học ngành NN- PTNT cho biết, không vì những khó khăn đó mà Bộ chùn tay mà vẫn đang ngày càng chứng tỏ việc đi tắt, đón đầu của mình. Cụ thể, chúng ta đã có đề tài về ngô biến đổi gen thực hiện ở Viện Nghiên cứu ngô và bông vải biến đổi gen thực hiện tại Viện Nghiên cứu cây Bông. “Có thể trong tháng 4 này, chúng ta sẽ tiến hành những thí nghiệm thực tế. Tuy nhiên, việc thương mại hoá giống cây trồng biến đổi gen theo tôi nghĩ cũng không phải ngày một ngày hai. Nếu như mọi chuyện tiến hành suôn sẻ, nhanh cũng phải mất tới 2 năm. Khi kết thúc các thí nghiệm, chúng ta sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ cho Bộ TN-MT xem xét, cấp giấy phép chứng nhận"- ông Toản nói.

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Mưa dông khiến nhiều diện tích sầu riêng bị gãy đổ, rụng quả la liệt

Những cơn mưa dông đầu mùa đã khiến nhiều diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị gãy đổ, quả rụng la liệt trước sự bất lực của người dân.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.