| Hotline: 0983.970.780

'Cú hích' liên kết giúp vụ đông khởi sắc

Thứ Tư 03/10/2018 , 08:25 (GMT+7)

Để tìm hiểu vì sao ở một số địa phương, vụ đông vẫn được duy trì và mang lại ngu ồn thu nhập khá cho bà con nông dân, chúng tôi đến huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa). 

Đây là một trong những huyện nhiều năm liền xếp tốp đầu về diện tích cây trồng vụ đông.

Khác hẳn với một số xã tại Nông Cống, trên cánh đồng Co (thôn 7) dẫn vào xã Xuân Quang, chúng tôi bắt gặp không khí phấn khởi vào vụ của bà con nông dân. Toàn bộ ớt sau khi gieo hạt, đem lên luống trồng được nông dân phủ nilon để hạn chế cỏ dại.

08-51-57_nong_dn_tho_xun_hoi_buoc_vo_vu_dong
Nông dân Thọ Xuân hồ hởi bước vào vụ đông

Lê Xuân Dược thôn 7 cho biết, dù năm nay không được hỗ trợ gì nhưng ông vẫn trồng 2 sào ớt và 2 sào ngô lấy hạt.

“Trồng ngô chủ yếu để chăn nuôi thôi. 2 sào ớt này mới thực sự đáng đồng tiền. Có năm đắt, năm rẻ nhưng so với lúa, ngô thì cây ớt xuất khẩu vẫn hiệu quả số 1. Ở đây HTX liên kết với một doanh nghiệp tại địa phương, họ làm giống bán cho chúng tôi, hỗ trợ đầu vào và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Có như vậy nông dân mới dám làm với số lượng lớn chứ!”, ông Dược phấn khởi.

Theo ông Lê Văn Thôi, Giám đốc Công ty TNHH Anh Thôi, thông qua HTXNN Xuân Quang, hàng năm doanh nghiệp ký hợp đồng từ 15 - 20 ha SX giống ớt chỉ thiên và chỉ địa theo phương thức hỗ trợ đầu vào, thu mua sản phẩm. Nhờ thỏa thuận ngay từ đầu theo 3 phương án hợp tác là mua với giá cố định từ đầu đến cuối vụ, mua theo giá thị trường hoặc theo khung giá mà cả nông dân và doanh nghiệp ở đây đều không có cơ hội “lật kèo”.

Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, Xuân Quang cũng gặp khó về nhân lực khiến vài năm lại đây khó đạt chỉ tiêu đề ra.

“Những mối liên kết đem lại nguồn lợi lớn sẽ kích thích nhà nông quay lại với vụ đông. Nhưng thực tế, thôn xóm nay chủ yếu người già, trẻ nhỏ, muốn hoàn thành chỉ tiêu cũng không phải dễ. Chúng tôi cho rằng, giao chỉ tiêu là điều cần thiết nhưng cần để nông dân làm chủ luống cày của mình.

Chúng tôi chỉ đạo Đảng viên gương mẫu đi đầu nhưng khi đã khép kín được diện tích, chính những hộ có Đảng viên lại thiếu nhân lực chăm sóc nên sản phẩm làm ra kém chất lượng. Về lâu về dài cần tính toán, điều chỉnh theo hướng tích tụ ruộng đất, cho thuê đất… để những người thực sự mặn mà với ruộng đồng không bỏ phí nguồn tài nguyên đất”, ông Lê Nhân Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Quang phân tích.

08-51-57_lien_ket_chuoi_tro_thnh_lieu_doping_kich_thich_sn_xut_vu_dong
Liên kết chuỗi trở thành liều doping kích thích sản xuất vụ đông
Ông Ngô Đình Sử, Giám đốc HTXNN Toàn Năng Xuân Vinh quả quyết: “Sản xuất vụ đông ngày càng khó với nhiều lý do khách quan. Muốn kéo nông dân về với vụ đông phải nâng cao hiệu quả kinh tế của cây trồng. Mấu chốt nằm ở các mối liên kết. Nếu được sự quan tâm của chính quyền các cấp, nếu HTX năng động và làm chặt chẽ hợp đồng ràng buộc trong các mối liên kết thì vụ đông vẫn sẽ là vụ sản xuất chính đặc biệt quan trọng, góp phần lớn nâng cao thu nhập cho người dân”.

Chúng tôi tìm về xã Xuân Vinh để tiếp tục tìm hiểu câu chuyện liên kết trong vụ đông của xã được xem là tốp đầu của huyện Thọ Xuân. Vụ đông 2017, Xuân Vinh được giao chỉ tiêu 222 ha. Đơn vị này đã thực hiện vượt kế hoạch đề ra. Lý do đơn giản là Xuân Vinh đã không để nông dân phải tự “bơi” trong cơ chế thị trường.

“Trong số 222 ha cây trồng vụ đông 2017 có 90 ha ớt, 90 ha ngô ngọt, 3 ha khoai tây, 6,5 ha bí xanh được HTXNN Toàn Năng Xuân Vinh tìm đối tác lên kết ngay từ đầu vụ. Toàn bộ sản phẩm được thu mua theo đúng cam kết ban đầu, tiền tươi thóc thật nên nông dân phấn khởi. Đó là mấu chốt để vụ đông năm nay chúng tôi tin tưởng sẽ tiếp tục vượt chỉ tiêu trên giao”, ông Lưu Xuân Mạnh, Chủ tịch UBND xã Xuân Vinh chia sẻ.

Theo kế hoạch, vụ đông 2018, Xuân Vinh sẽ gieo trồng 220 ha cây trồng, trong đó có trên 180 ha đã được liên kết với các doanh nghiệp. Trước vụ đông, UBND xã Xuân Vinh đã mời các đơn vị này về tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc những cây trồng nằm trong chuỗi liên kết. Đến nay, toàn xã đã xuống giống được 120 ha.

Theo báo cáo của UBND huyện Thọ Xuân, vụ đông 2017, huyện đã gieo trồng 5.506 ha cây trồng (100,1%); trong đó có 478,5 ha liên kết chuỗi bao tiêu sản phẩm. Vụ đông 2018, Thọ Xuân phấn đấu đạt kế hoạch 5.700 ha cây trồng. Trong đó, vai trò của các HTX là đặc biệt quan trọng trong việc đấu nối các hợp đồng bao tiêu sản phẩm vụ đông theo liên kết chuỗi.

Theo thông tin từ Sở NN-PTNT Thanh Hóa, ngô được xem là cây chủ lực trong cả vụ đông, phục vụ lấy hạt và sinh khối với tổng diện tích 18.060 ha; 20.935 ha cây rau, đậu các loại, khoai tây... tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tại một số thị trường truyền thống.

Tuy nhiên, nét mới trong vụ đông năm nay tại Thanh Hóa là địa phương bố trí nhóm cây có giá trị kinh tế cao, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ; khuyến khích nông dân đa dạng hóa các cây trồng, đặc biệt chú ý rải vụ để giảm áp lực trong tiêu thụ; mở rộng diện tích các đối tượng có thị trường tiêu thụ tốt, ổn định như ớt, dưa chuột bao tử, bí xanh, bí ngô, khoai tây (kể cả khoai tây chế biến), các loại hoa...

08-51-57_cy_ot_cy_xut_khu_dng_tro_thnh_sn_phm_hot_trong_sn_xut_vu_dong_ti_thnh_ho
Cây ớt xuất khẩu đang trở thành sản phẩm “hot” trong vụ đông tại Thanh Hóa

Để sản xuất vụ đông đạt kế hoạch đề ra, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục các chính sách hỗ trợ giống ngô sản xuất trên đất 2 lúa; hỗ trợ cá nhân, tổ chức thuê đất sản suất vụ đông... Tuy nhiên, ở hầu hết các huyện, chính sách hỗ trợ sản xuất vụ đông từ ngân sách huyện hầu như từ vài ba năm nay đã không còn thực hiện.

Vụ đông 2017, dù rất nỗ lực nhưng Thanh Hóa cũng chỉ gieo trồng được 46.005 ha cây trồng (97,5% kế hoạch). Tuy diện tích giảm 4.352 ha so với vụ đông 2016 nhưng tổng giá trị đạt 2.904 tỷ đồng (tăng 3,56%).

Vụ đông 2018, Thanh Hóa đặt chỉ tiêu gieo trồng 50.000ha trở lên và tổng giá trị sản xuất đạt 2.800 tỷ đồng. Với những con số “biết nói” này, không ít người phân vân, liệu có nhất thiết tăng diện tích cây trồng vụ đông bằng mọi giá khi một bộ phận nông dân không thực mặn mà?

 

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất