| Hotline: 0983.970.780

Cuộc chuyển đổi tư duy

Thứ Tư 06/05/2020 , 08:56 (GMT+7)

Đó là đề án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014-2016 và định hướng 2020 (gọi tắt là đề án 1.000).

Thời hoàng kim, tỉnh Hậu Giang có tới 14 ngàn ha mía nguyên liệu, đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động của 3 nhà máy đường, mang lại thu nhập khá cho người nông dân. Ảnh: Trung Chánh.

Thời hoàng kim, tỉnh Hậu Giang có tới 14 ngàn ha mía nguyên liệu, đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động của 3 nhà máy đường, mang lại thu nhập khá cho người nông dân. Ảnh: Trung Chánh.

Đó được xem là cuộc chuyển đổi tư duy của người nông dân trong nền kinh tế thị trường sôi động đến nay đã gặt hái kết quả.

Hoàng kim cây mía

Hậu Giang là tỉnh dẫn đầu khu vực ĐBSCL về lĩnh vực sản xuất mía đường khi trên địa bàn có tới 3 nhà máy đường (gồm nhà máy của Cty TNHH Đường cồn Long Mỹ Phát và 2 nhà máy của Cty CP Mía đường Cần Thơ - CASUCO) cùng hoạt động.

Để đáp ứng nhu cầu hoạt động của các nhà máy, tỉnh này đã đầu tư phát triển vùng trồng mía nguyên liệu tập trung với diện tích rất lớn. Thời đỉnh điểm, diện tích trồng mía của Hậu Giang lên đến hơn 14.000 ha.

Tại vùng mía nguyên liệu chính của tỉnh là huyện Phụng Hiệp, diện tích luôn chiếm hơn 50% toàn tỉnh. Ở đây, có rất nhiều hộ nông dân đã gắn bó với cây mía mấy chục năm qua, từ đời này qua đời khác. Từ trồng mía bán cho các lò ép thủ công đến các nhà máy đường công nghiệp. Ông Trương Văn Hiền, ở ấp Quyết Thắng, xã Hiệp Hưng là một trong những hộ tiêu biểu trong số đó.

Theo ông Hiền, người dân xã Hiệp Hưng đã gắn bó với cây mía khoảng trên 30 năm nay. Hồi đó, chủ yếu trồng các giống mía địa phương, năng suất rất thấp, chỉ đạt 30 - 35 tấn/ha là cao. Nhưng nhờ mía có giá nên người trồng vẫn sống khỏe.

Sau này, khi các nhà máy đường công nghiệp được đầu tư, phát triển vùng mía nguyên liệu, nông dân mới được hỗ trợ kỹ thuật và giống mía mới, năng suất tăng lên rất nhiều. Đến đầu những năm 2000, Câu lạc bộ (CLB) trồng mía ấp Quyết Thắng được thành lập, với 9 thành viên, diện tích 22ha. Ông Hiền được mọi người bầu làm chủ nhiệm.

Nhiều hộ dân ở vùng mía nguyên liệu Phụng Hiệp đã có hàng chục năm gắn bó với cây mía, nay phải xoay xở để chuyển đổi. Ảnh: Trung Chánh.

Nhiều hộ dân ở vùng mía nguyên liệu Phụng Hiệp đã có hàng chục năm gắn bó với cây mía, nay phải xoay xở để chuyển đổi. Ảnh: Trung Chánh.

CLB ra đời, được nhà máy đường tin tưởng chọn là nơi thử nghiệm các giống mía mới và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó, năng suất mía cứ tăng lên từng năm: 50, 60… rồi 100 tấn/ha. Đời sống nông dân trồng mía cũng phất lên từ đó. 

Năm 2006, bộ phận khuyến nông của CASUCO đã quyết định thành lập CLB 200 (200 tấn mía/ha) để nông dân phấn đấu, cũng như mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Mục tiêu của CLB 200 là tập hợp những nông dân có kinh nghiệm trồng mía, đạt năng suất, chất lượng cao để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ đắc lực của Cty CASUCO về giống mới cũng như kỹ thuật, đồng thời bao tiêu đầu ra cho nông dân.

Nhiều hộ dân ở vùng mía nguyên liệu Phụng Hiệp đã có hàng chục năm gắn bó với cây mía, nay phải xoay sở để chuyển đổi. Ảnh: Trung Chánh.

Nhiều hộ dân ở vùng mía nguyên liệu Phụng Hiệp đã có hàng chục năm gắn bó với cây mía, nay phải xoay sở để chuyển đổi. Ảnh: Trung Chánh.

Thời hoàng kim, CLB 200 có hàng trăm thành viên, thuộc địa bàn các huyện Phụng Hiệp, Long Mỹ, TP Vị Thanh (Hậu Giang) và huyện Gò Quao (Kiên Giang). Trong đó, riêng huyện Phụng Hiệp chiếm tới 3/4 số thành viên của CLB. Tại đây, đã có nông dân trồng mía đạt năng suất cao nhất lên tới 260 tấn/ha, còn các thành viên năng suất từ 200-220 tấn/ha thì rất phổ biến.

Chia tay “ngọt ngào”

Nhưng rồi những biến động thất thường của thị trường mía đường đã khiến vùng mía nguyên liệu của Hậu Giang trồi sụt theo. Nhất là những năm gần đây, giá mía nguyên liệu liên tục sụt giảm, khiến nông dân trồng mía thua lỗ nặng. Nhiều người đành ngậm ngùi chia tay với cây trồng mang hương vị “ngọt ngào” này.

Chia tay với cây mía, người dân Hậu Giang không biết gọi đó là chia tay ngọt ngào hay vị đắng mới đúng. Ảnh: Trung Chánh.

Chia tay với cây mía, người dân Hậu Giang không biết gọi đó là chia tay ngọt ngào hay vị đắng mới đúng. Ảnh: Trung Chánh.

Tại TP Vị Thanh, nông dân đã quá ngán ngẩm với cây mía, dù họ ở sát bên nhà máy đường của CASUCO. Từ vùng mía nguyên liệu cả ngàn ha, niên vụ 2019-2020, Vị Thanh chỉ xây dựng kế hoạch rất khiêm tốn, 200 ha mía. Nhưng đến nay cũng chỉ có hơn 100 ha được nông dân xuống giống.

Theo tính toán của ngành nông nghiệp Hậu Giang, giá bao tiêu mía của nhà máy trong năm 2019 trung bình chỉ từ 700 - 710 đồng/kg, với mía đạt 10 chữ đường (CCS). Giá bán đó người trồng mía gần như không có lợi nhuận.

Chia tay với cây mía, người dân Hậu Giang không biết gọi đó là chia tay ngọt ngào hay vị đắng mới đúng. Ảnh: Trung Chánh.

Chia tay với cây mía, người dân Hậu Giang không biết gọi đó là chia tay ngọt ngào hay vị đắng mới đúng. Ảnh: Trung Chánh.

Diện tích mía của tỉnh Hậu Giang niên vụ 2019-2020 chỉ còn 5.854 ha, giảm trên 2.600 ha so với vụ trước và chỉ còn hơn 1/3 so với thời đỉnh điểm.

“Tất cả các mô hình đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn và đạt mục tiêu của đề án là nâng cao thu nhập của các hộ dân tham gia, mục tiêu tăng từ 1,5 đến 2 lần so với hiện trạng. Từ đó góp phần đạt chỉ tiêu thu nhập của hộ dân trong xây dựng nông mới của tỉnh Hậu Giang”, bà Nguyễn Thị Giang đánh giá.

Theo bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang, riêng năm 2020, toàn tỉnh đã có 2.019 ha đất mía được các địa phương đăng ký chuyển đổi sang các loại cây trồng khác, nhằm khai thác hiệu quả diện tích đất canh tác.

Trong đó, nhiều nhất là huyện Phụng Hiệp chuyển đổi 1.200 ha, TP Vị Thanh hơn 500 ha, Ngã Bảy 390 ha. Chủ yếu là chuyển đổi sang cây ăn trái (chiếm khoảng 60% diện tích), còn lại là rau màu, lúa, cây tràm nước hoặc cây tre…

Nhà nông nhiều lựa chọn

Điển hình là đề án chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014-2016 và định hướng 2020 (gọi tắt là đề án 1.000).

Theo bà Nguyễn Thị Giang, đề án này có 4 hợp phần, gồm: (1) Chuyển đổi 1.000 ha vườn tạp, kém hiệu quả sang trồng cây có múi và các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, (2) Chuyển đổi 1.000 ha diện tích mía kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, trồng bắp hoặc ra màu, (3) chuyển đổi 1.000 ha lúa 3 vụ/năm sang 2 vụ lúa - 1 màu hoặc 2 vụ lúa - thủy sản, (4) chuyển đổi 1.000 hộ chăn nuôi heo, gà nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, sử dụng đệm lót sinh học hoặc công trình khí sinh học, bảo vệ môi trường.

Nhiều diện tích trồng mía của Hậu Giang đã được nông dân chuyển đổi sang cây ăn trái, cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Ảnh: Trung Chánh.

Nhiều diện tích trồng mía của Hậu Giang đã được nông dân chuyển đổi sang cây ăn trái, cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Ảnh: Trung Chánh.

Đến nay, đã có gần 2.500 hộ nông dân đăng ký thực hiện 3 hợp phần cây trồng và chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, với tổng diện tích là 1.953 ha. Riêng hợp phần 4 có 1.280 hộ đăng ký chuyển đổi chăn nuôi. Tổng kinh phí thực hiện đề án đến nay là gần 72 tỷ đồng.

Theo những hộ nông dân tham gia thực hiện, đề án đã góp phần đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Qua đó, tình hình dịch bệnh được khống chế, cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng tăng, liên kết sản xuất bước đầu được hình thành, một số sản phẩm nông nghiệp được ký hợp đồng tiêu thụ, hạn chế tình trạng ép giá.

Chuyển đổi từ vườn tạp, đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng cây có múi, mỗi năm hộ dân có thể đạt lợi nhuận từ cả trăm triệu đồng. Ảnh: Trung Chánh.

Chuyển đổi từ vườn tạp, đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng cây có múi, mỗi năm hộ dân có thể đạt lợi nhuận từ cả trăm triệu đồng. Ảnh: Trung Chánh.

Đối với hợp phần 1 và 2, mô hình chuyển đổi từ vườn tạp, chuyển đổi đất trồng mía kém hiệu quả sang trồng cây có múi, đến năm thứ 3 cây bắt đầu cho trái ổn định, mỗi năm hộ dân đạt lợi nhuận từ 70 - 400 triệu đồng/ha (tùy loại cây trồng) sau khi đã trừ chi phí đầu tư.

Đối với chuyển đổi 2  lúa - 1 màu,  sau khi trừ chi phí đầu tư hiệu quả đạt từ 100 triệu đồng/ha trở lên. Đối với chuyển đổi 2 lúa - 1 thủy sản, lợi nhuận từ 20 - 50 triệu đồng/ha trở lên.

Hợp phần 4, các mô hình chăn nuôi lợi nhuận hàng chục triệu đồng, giảm đáng kể gây ô nhiễm môi trường và tận dụng được khí sinh học để sử dụng trong gia đình.

Nâng cao nhận thức của nông dân

Tình hình kinh tế của các hộ tham gia đề án được cải thiện đáng kể. Vì tất cả hộ dân được hỗ trợ kỹ thuật và một phần lãi suất khi tham gia đề án, góp phần phát triển nông hộ đạt hiệu quả hơn. Đặc biệt là hình thành được những vùng chuyên canh tập trung sản xuất hàng hóa có năng suất cao, chất lượng tốt, thúc đẩy tiêu thụ nông sản thuậ lợi, tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập. Quan trọng hơn là đề án đã góp phần nâng cao nhận thức về sản xuất, tiêu dùng, an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo việc làm, tham gia có hiệu quả xóa đói, giảm nghèo và góp phần phát triển kinh tế, xã hội khu vực nông thôn.

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Trao quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc Vinachem cho ông Nguyễn Hữu Tú

Vinachem tổ chức lễ công bố bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tú làm Tổng Giám đốc, đánh dấu bước ngoặt phát triển mới trong ngành hóa chất Việt Nam.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Bình luận mới nhất