| Hotline: 0983.970.780

Cứu 3 người kẹt giữa dòng lũ xiết

Thứ Sáu 09/10/2020 , 21:31 (GMT+7)

Lực lượng cứu hộ huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã cứu hộ thành công 3 người dân bị mắc kẹt giữa dòng lũ xiết…

Chiều 9/10, ông Lê Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho biết, đã có 3 người dân được giải cứu khi đang bị mắc kẹt trong lũ.

Lực lượng Công an Lệ Thủy (Quảng Bình) sẵn sàng ứng cứu nhân dân trong mưa lũ. Ảnh: B. Châu

Lực lượng Công an Lệ Thủy (Quảng Bình) sẵn sàng ứng cứu nhân dân trong mưa lũ. Ảnh: B. Châu

Trước đó, hai anh Trần Văn Thương và Lê Tuấn (ở xã An Thủy) dùng thuyền nhỏ vượt lũ đến Quốc lộ 1A để đưa đón người thân. Trên đường quay về, nước lũ và sóng lớn làm lật thuyền khiến hai người bị trôi giữa dòng lũ.

Nhận được tin báo, lực lượng công an huyện Lệ Thủy điều động 3 xuồng ca nô cùng gần 20 cán bộ, chiến sĩ khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân. Tuy nhiên, do đêm tối, nước lũ xiết nên nhiệm vụ tìm kiếm gặp nhiều khó khăn.

Đến sáng sớm nay, lực lượng cứu nạn đã tìm được hai người  ở gần phá Hạc Hải (cách nơi bị chìm thuyền khoảng 1km), trong tình trạng gần kiệt sức. Được biết, khi thuyền bị chìm thì 2 người bơi xuôi theo dòng lũ. Khi bơi được đoạn xa và gần đuối sức thì bám vào đỉnh thành cầu của tuyến đường đang thi công. Lực lượng cứu hộ đã đưa 2 nạn nhân vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe và ổn định tâm lý.

Lực lượng Công an Lệ Thủy tiếp cận và đưa bà Dãn đến nơi an toàn. Ảnh: Công an Lệ Thủy cung cáp.

Lực lượng Công an Lệ Thủy tiếp cận và đưa bà Dãn đến nơi an toàn. Ảnh: Công an Lệ Thủy cung cáp.

Cũng trong ngày, nhận được thông tin bà Ngô Thị Dãn ở một mình (xã Phong Thủy), bị nước lũ dâng cao uy hiếp, nguy hiểm đến tính mạng. Lực lượng công an đã băng lũ xiết, tiếp cận nhà bà Dãn và đưa được bà về nơi an toàn.

Theo ông Lê Văn Sơn, đến nay, toàn huyện có  hơn 8.500 ngôi nhà bị ngập sâu. Tuy nhiên trên tinh thần “4 tại chỗ" các lực lượng chức năng đã phối hợp có hiệu quả trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. “Nhờ vậy, huyện Lệ Thủy đã hạn chế được hậu quả do thiên tai gây ra cho đến thời điểm này”, ông Sơn nói.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Bắc Kạn cần hướng đến sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững

FAO tại Việt Nam đánh giá, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại tỉnh Bắc Kạn đã cải thiện năng lực tổ chức sản xuất, có nhiều mô hình hiệu quả, thân thiện với môi trường.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát mỏ cát tại Vĩnh Long

Vĩnh Long Phó Thủ tướng chỉ đạo tỉnh Vĩnh Long và chủ đầu tư khẩn trương khảo sát, đánh giá lại hiện trạng tại các hộ dân sinh sống khu vực khai thác của 3 mỏ cát.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm