| Hotline: 0983.970.780

Đa dạng sinh học của Việt Nam có tầm quan trọng toàn cầu

Thứ Tư 22/12/2021 , 20:39 (GMT+7)

Chương trình bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái rừng Việt Nam đạt nhiều thành tựu quan trọng sau 4 năm triển khai.

Các đại biểu tham dự Hội thảo trực tuyến tổng kết Dự án tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái rừng Việt Nam. Ảnh: Giz.

Các đại biểu tham dự Hội thảo trực tuyến tổng kết Dự án tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái rừng Việt Nam. Ảnh: Giz.

Ngày 22/12, Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) và Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái rừng Việt Nam.

Ông Trần Quang Bảo, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp chia sẻ, Việt Nam là một trong những điểm nóng đa dạng sinh học quan trọng nhất trên toàn cầu. Do đó, việc bảo tồn và duy trì các hệ sinh thái đa dạng để đảm bảo an ninh lương thực, tạo sinh kế và bảo vệ con người cũng như động thực vật trước các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu là nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Sau 4 năm thực hiện, Dự án đã góp phần đáng kể vào hiệu quả và mục tiêu quan trọng thông qua hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng và cải thiện môi trường pháp lý. Bao gồm xây dựng luật lâm nghiệp, các văn bản dưới luật, chiến lược và quy hoạch ngành với trọng tâm tập trung vào rừng đặc dụng và phòng hộ.

Chia sẻ về những sáng kiến, cách tiếp cận thành công trong quản lý rừng và tài chính bền vững rừng đặc dụng, phòng hộ tại các Vườn quốc gia: Cát Tiên, Bidoup Núi Bà, Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng và Rừng phòng hộ Trạm Tấu, Cố vấn trưởng Dự án, Bà Anja Barth, cho rằng, các khu rừng đặc dụng, phòng hộ khác của Việt Nam có thể tham khảo áp dụng và tiếp tục cải thiện những bài học kinh nghiệm từ những ban quản lý rừng kể trên.

Ông Đoàn Hoài Nam, Giám đốc Dự án, Vụ trưởng Vụ Quản lý rừng đặc dụng đánh giá cao nhất đóng góp của Dự án vào công tác nhân rộng, chuẩn hóa công cụ giám sát không gian và báo cáo (SMART), một công cụ hỗ trợ hoạt động tuần tra bảo vệ, quản lý rừng hiệu quả. Theo ông Nam, mô hình dữ liệu chuẩn hóa, hướng dẫn kỹ thuật áp dụng cho toàn quốc và chương trình tập huấn đã sẵn sàng đưa vào áp dụng tại 33 khu rừng đặc dụng và phòng hộ hiện đang thưc hiện SMART tại Việt Nam.

Hiện Việt Nam có trên 6,8 triệu ha rừng đặc dụng và phòng hộ, chiếm khoảng 46,7% tổng diện tích rừng toàn quốc. Việc bảo vệ những diện tích rừng này hơn bao giờ hết chính là bảo vệ sinh kế của hàng triệu con người sống bên trong và xung quanh những khu rừng.

Xem thêm
Hội chợ quốc tế hàng phong cách ngoài trời

Bình Định Có 1.200 gian hàng của hơn 100 doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia Hội chợ quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn 2025 (Q.FAIR 2025).

Liên kết trồng keo gỗ lớn

Quảng Bình Mô hình liên kết trồng rừng keo gỗ lớn tại xã Kim Thủy đã cho thu hoạch khoảng 180 triệu đồng/ha…

Nguy cơ cháy rừng ở Bà Rịa - Vũng Tàu rất cao

Đó là khẳng định của ông Ngô Thanh Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bà Rịa- -Vũng Tàu về tình hình phòng chống cháy rừng trên địa bàn đầu năm 2025.

Hương ước giữ rừng ở xứ sở 'đệ nhất đinh hương'

Nghệ An Nhờ sự đồng lòng gìn giữ, bảo vệ, coi như báu vật của bản, những rừng gỗ đinh hương quý của bản Na Hang đã sinh sôi, vươn lên xanh tốt giữa đại ngàn.

Bình luận mới nhất