| Hotline: 0983.970.780

Đa dạng thị trường, khẳng định tên tuổi vải thiều Việt Nam

Thứ Năm 16/06/2022 , 15:28 (GMT+7)

HÀ NỘI Năm nay, vải thiều của Bắc Giang và Hải Dương đã được xuất khẩu sang hàng chục quốc gia và vùng lãnh thổ, không còn phải phụ thuộc vào một thị trường cố định nào.

Các đại biểu tham quan gian hàng vải thiều Lục Ngạn tại chương trình. Ảnh: Phạm Hiếu.

Các đại biểu tham quan gian hàng vải thiều Lục Ngạn tại chương trình. Ảnh: Phạm Hiếu.

Các “sứ giả” của vải thiều Việt Nam

Ngày 16/6 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang, UBND tỉnh Hải Dương tổ chức Diễn đàn “Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới" và khai trương triển lãm số, gian hàng số cùng chủ đề. Chương trình nhằm thảo luận các giải pháp đưa vải thiều Việt Nam đến gần hơn với người tiêu dùng trên trên thị trường quốc tế và tạo điều kiện để người tiêu dùng thế giới dễ dàng biết, hiểu và tiếp cận thuận tiện hơn quả vải thiều Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn bày tỏ niềm tự hào khi giới thiệu Việt Nam là xứ sở nhiệt đới, bốn mùa đều có hoa thơm và trái ngọt. Trong đó, vải thiều từ lâu không những đã trở thành đặc sản trái cây được nhiều khách phương xa hâm mộ mà còn là sứ giả của hòa bình và hữu nghị, từng được lựa chọn như một vật phẩm đặc sắc để phục vụ các hoạt động bang giao quốc tế.

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cũng cho rằng, Việt Nam đã vươn lên trở thành nhà cung cấp lớn trên thị trường nông sản thế giới, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Kết quả đó là nhờ sự đổi mới, quyết tâm của Việt Nam trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Tuy nhiên, ông Phạm Anh Tuấn cho rằng: “Nỗ lực đó chưa đủ để đưa nông sản Việt Nam ra thế giới. Câu hỏi đặt ra thôi thúc chúng tôi là phải làm thế nào để nông sản Việt Nam chất lượng cao có thể đến được với nhiều người dân trên thế giới, chúng tôi cần làm gì để tận dụng được cơ hội và vượt qua được các rào cản thương mại để mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản trên toàn cầu, để nhiều người dân trên thế giới được thưởng thức hương vị đặc sắc từ nông sản Việt Nam”.

Năm 2022, vải thiều Việt Nam được dự báo là được mùa với sản lượng khoảng 320.000 tấn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Năm 2022, vải thiều Việt Nam được dự báo là được mùa với sản lượng khoảng 320.000 tấn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo ông Tuấn, để đạt được kết quả mong muốn, bên cạnh nỗ lực nội sinh cần có sự hỗ trợ, hợp tác của những người bạn đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam.

“Chính các bạn là cầu nối, là sứ giả sinh động nhất để kiểm chứng giúp chúng tôi về chất lượng, sự đa dạng, phong phú của nông sản Việt Nam. Chúng tôi trân trọng cảm ơn các bạn và cam kết rằng chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để mang đến cho người dân thế giới những nông sản Việt Nam ngon, đảm bảo chất lượng và an toàn trong sử dụng”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Năm 2022, vải thiều Việt Nam được dự báo là được mùa với sản lượng khoảng 320.000 tấn. Năm nay, Bắc Giang - vùng sản xuất vải thiều lớn nhất cả nước với diện tích trên 28.300 ha, sản lượng vải thiều dự kiến khoảng 180.000 tấn. Trong khi đó tỉnh Hải Dương có khoảng 9.000 ha vải thiều, sản lượng thu hoạch dự kiến đạt 60.000 tấn, trong đó 100% diện tích trồng vải được sản xuất đảm bảo an toàn.

Các đại biểu trải nghiệm Triển lãm số 'Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới'. Ảnh: Phạm Hiếu.

Các đại biểu trải nghiệm Triển lãm số "Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới". Ảnh: Phạm Hiếu.

Xét thấy nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng từ các kênh bán hàng hiện đại ngày càng gia tăng, sự ứng dụng của số hóa ngày càng sâu, rộng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong khuôn khổ Diễn đàn, Triển lãm số "Vải thiều Việt Nam vươn ra thế giới" đã được khai mạc tại địa chỉ: https://vaithieuexpo.vnexpress.net nhằm giới thiệu tới các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, các cơ quan thương mại, doanh nghiệp trong nước và quốc tế, các đơn vị đồng hành cùng chương trình, cùng các nhà báo, phóng viên trong nước và quốc tế về sản phẩm vải thiều nói riêng và một số sản phẩm nông sản khác nói chung.

Đa dạng thị trường, không "bỏ trứng cùng một giỏ"

Hiện nay, vải thiều Việt Nam nổi tiếng với hai vùng trồng gồm vải thiều Thanh Hà (Hải Dương) và vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đã có mặt ở trên 30 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, để có được sản phẩm vải thiều đạt chất lượng vào các thị trường yêu cầu cao, đòi hỏi nông dân, cán bộ kỹ thuật, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước phải cùng nhau hợp lực để xây dựng chuỗi các quy trình nghiêm ngặt, khép kín từ khâu lựa chọn thổ nhưỡng, chăm sóc cây trồng đến chế biến và tiêu thụ.

Ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết mỗi năm, hơn 40% sản lượng vải Bắc Giang được phục vụ cho xuất khẩu, 60% phục vụ cho thị trường nội địa. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết mỗi năm, hơn 40% sản lượng vải Bắc Giang được phục vụ cho xuất khẩu, 60% phục vụ cho thị trường nội địa. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo ông Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, các sự kiện lần này rất quan trọng và mang nhiều ý nghĩa góp phần thúc đẩy đưa trái vải thiều Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng vươn xa hơn nữa ra thị trường quốc tế. Mỗi năm, hơn 40% sản lượng vải Bắc Giang được phục vụ cho xuất khẩu, 60% phục vụ cho thị trường nội địa.

Ông Phan Thế Tuấn cho biết, những năm vừa qua, Bắc Giang đã quan tâm, chỉ đạo đẩy mạnh việc trồng, chăm sóc quả vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP nhằm đảm bảo chất lượng một cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trường khó tính.

Để đảm bảo cho việc xuất khẩu vải thiều, Bắc Giang đã tăng sản lượng, đẩy mạnh cả thị trường truyền thống lẫn các thị trường tiềm năng lớn mới như Nhật Bản, EU, Singapore, Hoa Kỳ…

“Chất lượng vải thiều năm nay tương đối tốt, kèm theo việc được xúc tiến, giới thiệu, quảng bá kỹ lưỡng nên các thương nhân, doanh nghiệp đều đánh giá cao khi đến thu mua. Sản phẩm vải thiều cũng đã được người tiêu dùng các nước trên thế giới đón nhận một cách tích cực, qua đó khẳng định được tên tuổi và thương hiệu vải thiều Việt Nam”, ông Phan Thế Tuấn đánh giá.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, ông Trần Văn Quân cho biết năm nay, vải thiều Hải Dương đã xuất khẩu đi gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, không còn phụ thuộc vào một thị trường cố định nào. Ảnh: Phạm Hiếu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, ông Trần Văn Quân cho biết năm nay, vải thiều Hải Dương đã xuất khẩu đi gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, không còn phụ thuộc vào một thị trường cố định nào. Ảnh: Phạm Hiếu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, ông Trần Văn Quân cho biết, thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Hải Dương quả vải thiều - sản phẩm nông nghiệp vô cùng quý giá, 1 trong 10 sản vật 3 miền của Việt Nam và là thương hiệu vải thiều ngon nhất thế giới. Trong nhiều năm qua, Hải Dương đã và đang tập trung vào sản xuất và đặt vấn đề chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, đảm bảo nghiêm ngặt tiêu chuẩn kỹ thuật để đáp ứng được yêu cầu từ các thị trường.

Bên cạnh đó, Hải Dương đã tổ chức các hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều nói riêng và nông sản địa phương nói chung để trao đổi, cung cấp thông tin, những thuận lợi, khó khăn cũng như để tháo gỡ những vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh trái vải thiều. Đến nay, quả vải thiều Hải Dương đã được các thị trường đón nhận, vươn ra thế giới một cách thuận lợi.

Sản lượng vải thiều của Bắc Giang năm nay dự kiến đạt khoảng 180.000 tấn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Sản lượng vải thiều của Bắc Giang năm nay dự kiến đạt khoảng 180.000 tấn. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Nếu như mọi năm Hải Dương chỉ xác định hướng đến một vài thị trường chính thì năm nay chúng tôi đã đẩy mạnh sản xuất vải thiều đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng cao và được nhiều thị trường đón nhận. Cụ thể là gần 30 thị trường và không phải phụ thuộc vào bất kỳ thị trường cố định nào”, Phó Chủ tịnh UBND tỉnh Hải Dương cho hay.

“Đến thời điểm hiện tại, vải Thanh Hà đã thu hoạch khoảng 50% tổng sản lượng gồm những loại vải sớm như vải u trứng trắng, vải u hồng. Giá cả năm nay cao hơn mọi năm khoảng 30%. Hiện nay, các đơn vị đang thu mua vải để xuất khẩu với giá từ 30.000 - 35.000 đồng/kg; giá sản phẩm vải làm quà tặng, quà biếu là 35.000 - 40.000 đồng/kg”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Trần Văn Quân thông tin.

Xem thêm
Quan điểm trái chiều về kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực chăn nuôi

Hội Chăn nuôi Việt Nam kiến nghị chưa đưa lĩnh vực, cơ sở chăn nuôi vào danh mục phải kiểm kê khí nhà kính trong giai đoạn hiện nay.

Cục trưởng Cục Thú y: ‘Không có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật’

Trước thông tin có lợi ích nhóm trong hoạt động kiểm dịch động vật, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long đã đối thoại với các doanh nghiệp để làm rõ tin đồn này.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất