| Hotline: 0983.970.780

Đã ghi nhận di chứng phổi, tim mạch, rối loạn tâm thần hậu Covid-19

Thứ Bảy 08/01/2022 , 16:52 (GMT+7)

Thông tin trên được Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng chia sẻ tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2022 của UBND TP.HCM ngày 8/1.

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Thống Nhất đã thành lập Khoa Hậu Covid-19 nhằm chăm sóc sức khỏe cho nhiều người bệnh sau khi hỏi Covid-19.  

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Thống Nhất đã thành lập Khoa Hậu Covid-19 nhằm chăm sóc sức khỏe cho nhiều người bệnh sau khi hỏi Covid-19.  

Báo cáo tham luận về "Các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và các biến thể của SARS-CoV-2", PGS.TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, sau hơn 2 năm xuất hiện cho đến nay, tình hình Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, đặc biệt là sự xuất hiện của biến chủng Omicron ở 144 quốc gia, vùng lãnh thổ, tốc độ lây lan gấp nhiều lần so với chủng Delta. 

Các chuyên gia của Tổ chức y tế thế giới nhận định, dịch Covid-19 chưa thể kiểm soát được hoàn toàn trước năm 2023; có thể xuất hiện các chủng vi rút mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến phức tạp khó lường.

"Đợt dịch thứ 4 tại Việt Nam, đến ngày 29/12, ghi nhận 1.689.194 ca nhiễm Covid-19, và số lượng người nhiễm Covid-19 tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố là 501.990 người.

TP.HCM đã có những tín hiệu lạc quan hơn, số ca mắc, số  ca nặng, số ca tử vong đều giảm sâu trong thời gian gần đây. Số tử vong hôm nay chỉ còn 18 trường hợp", ông Thượng cho hay.

Trong năm 2022, ngành y tế TP.HCM thực hiện hai nhiệm vụ quan trọng không thể tách rời là đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong công tác phòng chống Covid-19, đồng thời phải đảm bảo không làm gián đoạn công tác chăm sóc sức khỏe người dân với chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất tại các cơ sở y tế.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác thu dung, điều trị và quản lý các trường hợp nhiễm Covid-19 trên địa bàn, ông Thượng cho hay, TP.HCM vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhiều vấn đề sức khỏe của người dân hậu mắc Covid-19 trong thời gian qua đã được ghi nhận.

“Tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố, số lượt người dân đến khám các chuyên khoa sau mắc Covid-19 cũng không ít. Các tình trạng bệnh lý được ghi nhận tại các bệnh viện rất đa dạng bao gồm cảm giác mệt mỏi, di chứng phổi, di chứng tim mạch, rối loạn tâm thần hậu COVID”, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM thông tin.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM báo cáo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2022 của UBND TP.HCM ngày 8/1 do UBND TP.HCM tổ chức.

Giám đốc Sở Y tế TP.HCM báo cáo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2022 của UBND TP.HCM ngày 8/1 do UBND TP.HCM tổ chức.

Trước thực trạng trên, ngành Y tế Thành phố xem đây là một vấn đề cần quan tâm trong công tác chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho nhân dân.

Ngành y tế TP.HCM tổ chức xây dựng Kế hoạch điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người dân sau mắc Covid-19 trên địa bàn TP.HCM, với những mục tiêu và giải pháp cụ thể.

Trong đó, tăng cường sự phối hợp giữa Đông y và Tây y trong việc chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe thể chất cho người dân. Chủ động phát sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến các Hội chứng hậu COVID-19 phân biệt với các bệnh lý khác. Tổ chức lại các hoạt động điều trị, chăm sóc các bệnh nền, các bệnh lý không phải do Covid-19 gây ra.

Phối hợp giữa nhiều chuyên ngành bao gồm: tim mạch, hô hấp, thần kinh, tâm thần, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng và y học cổ truyền. Tất cả người bệnh sau khi hoàn thành điều trị, cách ly COVID-19 có thể tiếp cận việc điều trị, chăm sóc sức khỏe sớm tại bất cứ cơ sở y tế phù hợp với điều kiện bản thân.

Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động điều trị, chăm sóc và nâng cao sức khỏe tâm thần ở y tế các cấp. Tổ chức tổng đài tư vấn sức khỏe tâm thần, tâm thể trị liệu do các chuyên gia của Bệnh viện Tâm Thần phụ trách. Thực hiện công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của toàn dân nói chung và người từng mắc Covid-19 nói riêng về các nguy cơ, các các triệu chứng tâm lý, bệnh lý giai đoạn hồi phục để có cách ứng phó hợp lý.

Ngoài ra, nâng cao sức khỏe xã hội, tạo một môi trường thuận lợi giúp người sau mắc Covid-19 sớm thích ứng các hoạt động bình thường. Tổ chức, triển khai các nghiên cứu đa lĩnh vực đánh giá các tác động hậu Covid-19 đến các mặt của kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội.

6 chiến lược y tế TP.HCM trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19:

- Chiến lược bao phủ vắc xin phòng Covid-19 đến từng người dân Thành phố.

- Chiến lược kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19.

- Chiến lược về công tác chăm sóc và quản lý F0 tại nhà.

- Chiến lược về công tác thu dung điều trị F0 tại các bệnh viện.

- Chiến lược truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân và cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

- Chiến lược nâng cao năng lực phòng, chống dịch.

Xem thêm
Sàng lọc ung thư thực quản bằng bọt biển

Trong vòng 3 năm tới, những người bị ợ nóng sẽ được xét nghiệm lâm sàng ung thư thực quản thông qua một xét nghiệm kéo dài khoảng 10 phút.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì để kiểm soát đường huyết

Đối với bệnh nhân bị tiểu đường thì chế độ ăn uống phù hợp là điều cần được chú trọng.

Chữa đau đầu bằng ngải cứu nhanh chóng, hiệu quả

Ngải cứu được biết đến với khả năng xoa dịu cơn đau thần kinh, thúc đẩy tinh thần tỉnh táo, giảm mệt mỏi, và cải thiện lưu thông máu đến não.