| Hotline: 0983.970.780

Đà Nẵng tháo dỡ Bệnh viện Dã chiến Tiên Sơn chi viện cho Hải Dương

Thứ Bảy 30/01/2021 , 22:52 (GMT+7)

Chiều 30/1, Tập đoàn Sun Group tháo dỡ một số hạng mục tại Bệnh viện Dã chiến (BVDC) Tiên Sơn (Đà Nẵng) để kịp thời chi viện cho việc thi công BVDC tại Hải Dương

Động thái trên diễn ra dưới sự đồng thuận của UBND TP Đà Nẵng và Bộ Y tế.

Với mục tiêu đưa bệnh viện dã chiến số 3 Hải Dương sớm đi vào hoạt động, trong ngày 30/1, Tập đoàn Sun Group đã quyết liệt triển khai đồng bộ nhiều hạng mục công việc như: tháo dỡ một phần trang thiết bị Bệnh viện dã chiến Tiên Sơn Đà Nẵng, khảo sát địa điểm thi công tại Hải Dương đồng thời cử đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp tới địa phương này tham gia công tác điều phối, xây lắp bệnh viện dã chiến thứ ba.

14h chiều ngày 30/1, 40 cán bộ nhân viên của Sun Group và nhà thầu đã bắt tay vào tháo dỡ những trang thiết bị có thể tháo rời của BVDC Tiên Sơn (Đà Nẵng) như giường, tủ, quạt, ghế, thùng rác… để đóng gói, chuẩn bị vận chuyển ra Hải Dương. Các hạng mục khác vẫn được giữ nguyên trạng nhằm đảm bảo BVDC Tiên Sơn có thể nhanh chóng hoạt động trở lại trong trường hợp dịch diễn biến xấu.

Công việc tháo dỡ được triển khai khẩn trương ngay trong chiều 30/1. Mỗi người đều nỗ lực đẩy nhanh tiến độ công việc với mong muốn có thể kịp thời chung tay chi viện, đẩy lùi dịch bệnh Covid 19 đang bùng phát tại Hải Dương.

Hàng trăm chiếc quạt, giường, tủ, ghế được CBNV Sun Group đóng gói và bảo quản kỹ lưỡng đảm bảo toàn bộ tài sản được vẹn nguyên, không bị hỏng hóc sau quá trình vận chuyển đường dài từ Đà Nẵng ra thành phố Hải Dương.

“Là những người đang từng đứng giữa tâm bão Covid từng xảy ra tại Đà Nẵng nên chúng tôi rất chia sẻ với khó khăn mà chính quyền và người dân Hải Dương đang phải hứng chịu. Những người Sun Group chúng tôi mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình với hi vọng giúp Hải Dương chiến thắng dịch bệnh Covid 19, người dân Hải Dương sẽ được đón tết Nguyên Đán Tân Sửu an toàn, vui vẻ” – anh Huỳnh Nguyên Bảo - Phụ trách Kiểm soát dự án khu vực Miền Trung (Tập đoàn Sun Group)- chia sẻ.

Song hành cùng với việc tháo dỡ bệnh viện dã chiến, trong ngày 30/1, đoàn công tác của Sun Group tiếp tục làm việc với lãnh đạo tỉnh Hải Dương để chốt địa điểm xây dựng và phương án thiết kế BVDC mới.

Đặc biệt, Tập đoàn cũng ngay lập tức điều động đoàn cán bộ giàu kinh nghiệm tại Đà Nẵng- những người từng trực tiếp tham gia thi công thần tốc Bệnh viện Dã chiến Tiên Sơn vào tháng 8 năm 2020 để chi viện cho Hải Dương. Ngay trong chiều 30/1, đoàn đã có mặt thành phố Chí Linh, tham gia công tác khảo sát và thảo luận phương án thiết kế BVDC thứ ba tại địa phương này.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên trong đêm 29/1, Hải Dương đã dành ưu tiên sử dụng Trường Đào tạo Nghề Việt Nam -Canada  (phường Cộng Hòa, TP Chí Linh)- nơi ban đầu được lựa chọn xây dựng BVDC số 3 làm địa điểm cách ly phòng dịch Covid-19 cho 1000 người. Do đó, địa điểm thi công BVDC mới được chuyển đến khu vực trường Đại học Sao Đỏ Chí Linh.

Được sự đồng thuận của chính quyền địa phương, Tập đoàn Sun Group sẽ triển khai thi công, lắp đặt BVDC số 3 tại Trung tâm Thực hành Thực nghiệm, trường Đại học Sao Đỏ - Cơ sở 2 (Chí Linh, Hải Dương) với tổng diện tích mặt bằng 3600m2, nằm biệt lập với khu dân cư.

Tuy hệ thống cơ sở vật chất của khu vực này còn thiếu thốn và xuống cấp, song vị trí của trường phù hợp để đảm bảo việc giãn cách an toàn trong phòng chống dịch cũng như thuận tiện trong việc vận chuyển bệnh nhân và trang thiết bị y tế. Tập đoàn Sun Group cam kết sẽ cải tạo, chỉnh trang và đầu tư bổ sung cơ sở vật chất để BVDC đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ bệnh nhân.

Công tác phòng dịch cũng sẽ được triển khai quyết liệt tại khu vực thi công BVDC số 3 để đảm bảo tối đa cho CBNV tham gia thi công. Ngoài việc lập chốt có sự tham gia của cán bộ y tế Hải Dương, 100% công nhân, cán bộ tham gia thi công sẽ được xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe trước và sau khi vào thi công. Mặt bằng được bàn giao cho thi công sẽ là một khu vực biệt lập hoàn toàn với xung quanh để phòng tránh lây nhiễm chéo.

Ngay trong sáng mai 31/1, những hạng mục đầu tiên của BVDC thứ 3 tại Hải Dương sẽ bắt đầu được triển khai thi công, với mục tiêu ban đầu là khẩn trương lắp đặt, đưa vào hoạt động 200 giường bệnh nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách phục vụ bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.

Dự kiến, BVDC số 3 tại Hải Dương sẽ hoàn thành việc  thi công lắp đặt giường bệnh bệnh viện  và toàn bộ công trình vào ngày 6/2/2021 để kịp thời đẩy lùi dịch bệnh Covid đang bùng phát, góp phần đưa nhịp sống của người dân Hải Dương sớm trở lại bình thường.

Xem thêm
Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt. Sụt lún nhà kho tại công ty lương thực, thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. ĐBSCL có thể đã qua đỉnh điểm hạn mặn.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Tạm giữ 9 thuyền khai thác 824 m3 khoảng sản trái phép

Nghệ An Công an Nghệ An đã đồng loạt tiến hành kiểm tra, phát hiện 9 thuyền vỏ sắt không mã hiệu, không đăng kiểm cùng 824 m3 khoáng sản bị khai thác trái phép trên khu vực sông Lam, xã Long Sơn, huyện Anh Sơn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm