Ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu chú trọng công tác quy hoạch vùng nuôi tôm siêu thâm canh. Ảnh: Trọng Linh.
Quy hoạch vùng nuôi
Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu luôn tập trung thực hiện nhiều mô hình nuôi tôm siêu thâm canh bền vững, trong đó việc triển khai quản lý môi trường và công tác cấp mã số cơ sở nuôi được quan tâm đặc biệt. Bên cạnh đó, việc thực hiện khắc phục "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu cũng được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế biển lâu dài của tỉnh.
Đông Hải là huyện ven biển, có diện tích tự nhiên gần 580km2 chiếm 21,72% so với tổng diện tích chung của tỉnh Bạc Liêu, với chiều dài bờ biển trên 23km, có 2 cửa sông lớn là Gành Hào và Cái Cùng thông ra biển Đông, kinh tế chủ yếu là đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối.
Trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của huyện, UBND huyện Đông Hải đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp cơ sở thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 06-CT/HU ngày 9/3/2016 của Ban thường vụ Huyện ủy về việc quy hoạch, đầu tư để các xã phía đông phát triển thành vùng sản xuất tập trung về nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh. Các xã phía Tây là vùng nuôi tôm quảng canh cải tiến, theo hướng bền vững chất lượng cao, với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên 39.500ha.
Trong đó, diện tích thâm canh, bán thâm canh là gần 3.000ha, siêu thâm canh là 1.094ha, với 449 hộ nuôi, hiện nay huyện Đông Hải có 2 công ty và 3 hợp tác xã, sản lượng trong năm 2022 đối với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đạt từ 18 - 20 tấn/ha. Đây là một trong những mô hình được khuyến khích nhân rộng và phát triển trên địa bàn huyện hiện nay.
Ông Nguyễn Trọng Hán - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hải, cho biết, đối với công tác cấp mã số cơ sở nuôi theo Kế hoạch số 26/KH-SNN ngày 25/3/2022 của Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, UBND huyện Đông Hải đã ban hành 2 văn bản chỉ đạo cho các ngành chức năng huyện, UBND các xã, thị trấn đẩy nhanh tiến độ cấp chứng nhận cho các cơ sở nuôi các đối tượng chủ lực. Đến nay trên toàn huyện có 753 cơ sở được cấp mã số cơ sở nuôi, hiện còn 1.200 hồ sơ đang xem xét hoàn chỉnh để trình các ngành chức năng tỉnh cấp giấy chứng nhận trong thời gian tới.
Tuy nhiên, do diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện rộng lớn với nhiều mô hình nuôi, cán bộ phụ trách ở mỗi địa phương rất ít nên tiến độ còn chậm. Bên cạnh đó, người dân chưa thấy được tầm quan trọng trong việc cấp mã số xác nhận cho cơ sở nuôi các đối tượng chủ lực (tôm sú, tôm thẻ), từ đó một số người dân chưa tích cực phối hợp với địa phương trong việc lập hồ sơ để cấp giấy xác nhận cơ sở nuôi.
Đối với việc phát triển nhân rộng mô hình nuôi tôm cần phải quan tâm công tác quản lý môi trường. Ảnh: Trọng Linh.
Quản lý môi trường nuôi
Thời tiết diễn biến phức tạp cùng với môi trường bị ô nhiễm, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến nghề nuôi tôm. Do đó, thời gian qua, nhiều hộ nuôi tôm đã mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tiến quy trình kỹ thuật, đưa những mô hình mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, đối với việc phát triển nhân rộng mô hình nuôi tôm cần phải quan tâm công tác quản lý môi trường, đặc biệt đối với mô hình nuôi siêu thâm canh. Hiện nay huyện Đông Hải có 354/449 hộ xây dựng hệ thống biogas bằng bể composite, túi nhựa, tuần hoàn.
Ông Nguyễn Trọng Hán, cho biết, thời gian qua, huyện Đông Hải đã thành lập Tổ kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn. Trong năm 2022, tiến hành 11 lượt kiểm tra, giám sát đã đề nghị tổ chức, cá nhân cam kết chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường.
Qua đó, phối hợp với các ngành chức năng tỉnh, huyện xử lý vi phạm hành chính 3 trường hợp xả thải gây ô nhiễm môi trường, chủ yếu ở các hộ nuôi theo mô hình siêu thâm canh, với số tiền 11 triệu đồng tại xã Long Điền Đông.
Đồng thời, cho ký cam kết thực hiện bảo vệ môi trường đối với 95 hộ nuôi còn lại trên địa bàn huyện chưa có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo để họ thực hiện cam kết phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải để không gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đối với các hộ nuôi trồng thủy sản xung quanh.
Ông Hán cũng chia sẻ những khó khăn của người nuôi tôm đối mặt hiện nay như, tình trạng ô nhiễm môi trường do cải tạo và xả thải trong nuôi tôm siêu thâm canh chưa được xử lý dứt điểm. Một số hộ nuôi chưa thấy được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường nuôi tôm siêu thâm canh, nên đầu tư hạng mục xử lý chất thải, nước thải sử dụng Biogas, ao chứa một số hộ nuôi tôm còn mang tính qua loa, hình thức nhằm đối phó với cơ quan chức năng, các công trình xử lý chưa mang lại hiệu quả.
Theo ông Hán, mặc dù thời gian qua các ngành chức năng của huyện, tỉnh phối hợp trong công tác xử lý môi trường nuôi tôm siêu thâm canh, nhưng trong quá trình phối hợp còn chưa chặt chẽ và chưa thường xuyên. Bên cạnh đó, các ngành chức năng mới chủ yếu tuyên truyền và nhắc nhở hộ dân chấp hành theo quy định khi xả thải.
Công tác cấp mã số cơ sở nuôi được triển khai theo Kế hoạch số 26/KH-SNN ngày 25/3/2022 của Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Trọng Linh.
Khắc phục thẻ vàng EC
Việc thực hiện khắc phục thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu (EC) được địa phương chỉ đạo quyết liệt, cụ thể đã triển khai thực hiện đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh, cũng như xây dựng kế hoạch về triển khai thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu cùng đoàn công tác kiểm tra tình hình chống khai thác không báo cáo tại huyện Đông Hải. Ảnh: Trọng Linh.
Trên địa bàn huyện Đông Hải có 539 tàu cá đang hoạt động đánh bắt hải sản với nhiều ngành nghề khác nhau. Tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên địa bàn huyện có chiều dài từ 15m trở lên là 244/260 tàu. Còn lại 16 tàu không lắp thiết bị giám sát hành trình do hoạt động không hiệu quả neo đậu, bán chưa rút sổ bộ.
Địa phương phối hợp tổ chức 6 đợt tuyên truyền cho 300 ngư dân, chủ tàu về Luật Thủy sản 2017 và các văn bản dưới Luật, vận động ngư dân thực hiện tốt các quy định về chống khai thác IUU, hướng dẫn đánh dấu tàu cá, thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình để giám sát theo dõi tàu khai thác, không sử dụng ngư cụ cấm khai thác... Rà soát lập danh sách quản lý chặt chẽ tàu cá từ 15m trở lên có nguy cơ vi phạm IUU, không hoạt động, bán ra khỏi địa bàn, phối hợp các cơ quan chức năng Biên phòng kiên quyết không cho ra khơi đối với các tàu không thực hiện đúng theo các quy định như (VMS không tính hiệu, không giấy phép, giấy phép hết hạn, không thực hiện thủ tục giấy tờ theo quy định khi tàu ra khơi và các trang thiết bị khác….). Qua đó, năm 2022 trên địa bàn huyện không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.
Khó khăn hiện nay đối với việc thực hiện khắc phục thẻ vàng EC là việc mua bán tàu cá giữa chủ tàu các tỉnh chỉ được làm hợp đồng viết tay giữa hai bên chứ không rút sổ bộ về tỉnh khác đăng ký. Nhiều thiết bị giám sát hành trình hiện nay thường xuyên mất kết nối, do thiết bị lỗi, chưa được khắc phục kịp thời.
Bên cạnh đó, cảng cá Gành Hào là cảng cá được chỉ định để xác nhận nguyên liệu thủy sản từ khai thác nhưng tiến độ nâng cấp, mở rộng còn chậm, không đảm bảo vệ sinh môi trường, mặt bằng hẹp, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu khai thác, kinh doanh thủy sản của các doanh nghiệp và dịch vụ hậu cần nghề cá.
QUẢNG NAM Sản lượng khai thác lớn, trung bình sau một đêm ra khơi, mỗi ngư dân trên tàu đánh bắt cá cơm ở vùng biển tỉnh Quảng Nam đều bỏ túi hàng triệu đồng.
QUẢNG NINH Các doanh nghiệp, HTX nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Quảng Ninh cùng các ngành chức năng và địa phương đưa ra các giải pháp tháo gỡ thủ tục nuôi trồng thủy sản.
HÀ TĨNH Từ những mô hình nuôi lươn không bùn đảm bảo an toàn thực phẩm cho hiệu quả cao, nhiều nông dân Hà Tĩnh đã tới học tập làm theo và thành công ngoài mong đợi.
QUẢNG NINH UBND huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) mới ban hành kế hoạch thực hiện việc cấp phép nuôi biển và giao khu vực biển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
Bạc Liêu Hình thành hệ sinh thái phát triển ngành tôm với sự gắn kết doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân và liên kết chuỗi từ con giống, nuôi thương phẩm, thức ăn, chế biến…
KIÊN GIANG Gần 2,1 triệu con giống thủy sản được thả xuống đầm Đông Hồ nhằm phát đi thông điệp 'Bảo vệ môi trường, phát triển nguồn lợi thủy sản là trách nhiệm của mỗi chúng ta'.
HẢI DƯƠNG 'Con người có thể detox thải độc cơ thể thì con cá cũng vậy. Khi tôi chia sẻ phương pháp thải độc tố cho cá, nhiều người không tin', ông Thường chia sẻ.
BÌNH ĐỊNH Những chuyến biển đánh bắt xa bờ xuyên Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 của ngư dân Bình Định cập bờ kém vui do sản lượng đánh bắt kém, giá cá thấp…
Để gỡ cảnh báo 'thẻ vàng' của EC, điều kiện tiên quyết phải ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.
QUẢNG NINH Các doanh nghiệp, HTX nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Quảng Ninh cùng các ngành chức năng và địa phương đưa ra các giải pháp tháo gỡ thủ tục nuôi trồng thủy sản.
QUẢNG NAM Sản lượng khai thác lớn, trung bình sau một đêm ra khơi, mỗi ngư dân trên tàu đánh bắt cá cơm ở vùng biển tỉnh Quảng Nam đều bỏ túi hàng triệu đồng.
Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.
Những ngày đầu tháng Giêng, các cảng cá tỉnh Quảng Trị đìu hiu, tàu thuyền cập cảng thưa thớt. Trong khi đó, vùng bãi ngang tấp nập, ngư dân có nguồn thu lớn.