| Hotline: 0983.970.780

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan: Nông nghiệp Hà Nội phải khác biệt

Thứ Sáu 10/11/2023 , 18:49 (GMT+7)

Thảo luận tại Tổ 1 ngày 10/11/2023, ĐB Nguyễn Thị Lan (Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cho rằng Nông nghiệp Hà Nội phải khác biệt, mang gương mặt mới.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan phát biểu trong phiên thảo luận tại Tổ 1 của Quốc hội, chiều 10/11/2023. Ảnh: QH

Đại biểu Nguyễn Thị Lan phát biểu trong phiên thảo luận tại Tổ 1 của Quốc hội, chiều 10/11/2023. Ảnh: QH

Đại biểu Nguyễn Thị Lan nhận định, trong hơn 10 năm qua, Luật Thủ đô 2012 đã phát huy giá trị trong thực tế, góp phần để Hà Nội thực sự trở thành trung tâm chính trị-hành chính quốc gia.

Tuy nhiên, do nhu cầu phát triển của đất nước, đòi hỏi Thủ đô Hà Nội phải có những bước đi, những hành lang pháp lý thực sự đột phá để Hà Nội xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị-hành chính quốc gia, trái tim của cả nước...

Về lĩnh vực nông nghiệp, theo đại biểu Nguyễn Thị Lan, trước hết phải nhận thức rõ về quan điểm mục tiêu ngành nông nghiệp Hà Nội không nhất thiết phải là tập trung sản xuất hàng hóa có lợi thế để xuất khẩu hay cung cấp cho thị trường trong nước như các tỉnh, thành phố khác.

“Điều quan trọng là cần cung cấp thực phẩm tươi sống đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp các sản phẩm giá trị cao (sinh vật cảnh, cây công trình…) cho thành phố. Đồng thời, cung cấp nguyên liệu, vật liệu, giống có chất lượng cao với hàm lượng khoa học cao cho các tỉnh lân cận.

"Trong thời gian tới, nông nghiệp Hà Nội phải mang gương mặt mới, đó là: Nông nghiệp đô thị, nông nghiệp vùng ven đô, nông nghiệp của Hà Nội là nền nông nghiệp trong lòng Thủ đô.

Hà Nội cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn để tạo bước đột phá, tạo sự khác biệt và là động lực phát triển của nông nghiệp các tỉnh khác", đại biểu Nguyễn Thị Lan nhấn mạnh.

Về giải pháp phát triển nông nghiệp Hà Nội theo hướng trên, đại biểu Lan cho rằng, cần phải cơ cấu lại đầu tư công, cơ cấu lại đất đai cho phát triển nông nghiệp.

“Đây là nội dung cần đột phát mạnh, cần tập trung chuyển từ đầu tư dàn trải sang đầu tư vào những ngành có thế mạnh, giảm đầu tư cho trồng trọt, tăng đầu tư cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, tập trung ưu tiên vốn cho các chương trình, dự án về chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi, tăng đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hỗ trợ hình thành mới các doanh nghiệp, các hợp tác xã nông nghiệp và tổ chức lại các hợp tác xã nông nghiệp hiện có…”, bà Lan nói.

Theo GS. Nguyễn Thị Lan, bên cạnh các giải pháp trên cần cơ cấu lại trình độ kỹ thuật nông nghiệp trong điều kiện mức độ áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp tại Hà Nội hiện nay vẫn còn thấp, chưa chú trọng vào nghiên cứu, ứng dụng ở các khâu làm gia tăng giá trị nông sản.

Cần tập trung vào cơ cấu lại loại hình công nghệ theo hướng giảm các loại công nghệ thủ công truyền thống, ưu tiên cho công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ sinh học. Đồng thời, cơ cấu lại lực lượng lao động trong nông nghiệp, cơ cấu lại các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nghiên cứu và xem xét bổ sung quy định về thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính, quy định về cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon…

Xem thêm
Tổng cục Thuế chỉ đạo tinh gọn và siết chặt kỷ luật ngành

Tổng cục Thuế chỉ đạo toàn ngành tinh gọn bộ máy, siết chặt kỷ luật, đảm bảo hiệu quả công tác và hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Gượng dậy sau bão Yagi: Nơi bảo tồn nguồn gen 15 loài cá biển quý hiếm

Anh Phạm Văn Thìn - Trưởng phòng Nuôi giữ và Bảo tồn nguồn gen của Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc lái cano chở tôi ra khu Tai Kéo vịnh Lan Hạ.

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ gần 1.300 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Nguồn kinh phí mà tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Trung ương hỗ trợ sẽ sử dụng để nâng cấp các hồ chứa, khắc phục sạt lở và xây dựng các khu tái định cư.