| Hotline: 0983.970.780

Đại gia súc và gia cầm hồi phục tốt, chăn nuôi heo vẫn đì đẹt

Thứ Bảy 15/07/2023 , 09:31 (GMT+7)

KIÊN GIANG Hộ nuôi nhỏ lẻ giảm mạnh, chăn nuôi trang trại ít khiến đàn heo của tỉnh Kiên Giang đạt thấp, trong khi chăn nuôi đại gia súc và gia cầm tăng trưởng tốt.

Người chăn nuôi heo gặp khó khăn do giá thức ăn, vật tư đầu vào tăng cao, đặc biệt là sau khi xảy ra bệnh dịch tả heo Châu Phi, số hộ nuôi nhỏ lẻ giảm nhiều, khiến tổng đàn heo đạt thấp. Ảnh: Trung Chánh.

Người chăn nuôi heo gặp khó khăn do giá thức ăn, vật tư đầu vào tăng cao, đặc biệt là sau khi xảy ra bệnh dịch tả heo Châu Phi, số hộ nuôi nhỏ lẻ giảm nhiều, khiến tổng đàn heo đạt thấp. Ảnh: Trung Chánh.

Nhiều hộ chăn nuôi heo 'treo chuồng'

Ông Nguyễn Thành Đức, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hậu Giang cho biết, theo thống kê đến hết tháng 6 năm 2023, tổng đàn heo của tỉnh trên 194.000 con, đạt 65% so với kế hoạch (kế hoạch năm 2023 là trên 295.000 con).

Trong đó, có 32 trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô bình quân từ 1.000-1.500 con/lứa, với số lượng 35.000 con, chiếm 25% tổng đàn. Riêng chăn nuôi nông hộ, sau khi xảy ra bệnh dịch tả heo Châu Phi, số hộ nuôi nhỏ lẻ dưới 10 con đã giảm nhiều.

Các trang trại chăn nuôi gia công theo quy trình khép kín, cơ bản đảm bảo an toàn sinh học, có điều kiện về tài chính, nhân lực và được cung cấp thông tin kịp thời về diễn biến dịch bệnh nên chủ động ứng phó, duy trì tốt hoạt động chăn nuôi, cung ứng 20.000 - 30.000 con heo/tháng cho thị trường trong tỉnh.

Kiên Giang khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, liên kết chuỗi 3F: Feed - Farm - Food. Phấn đấu đến cuối năm 2023, tổng đàn gia cầm, trâu, bò đạt và vượt kế hoạch, đàn heo đạt khoảng 85 - 90% kế hoạch, tương đương 251.000 - 265.800 con.

Theo ông Đức, đàn heo của tỉnh tăng trưởng chậm do thời gian qua giá thức ăn chăn nuôi, vật tư đầu vào phục vụ cho chăn nuôi tăng cao. Ngược lại giá heo hơi lại giảm sâu, có thời điểm xuống dưới giá thành (chỉ ở mức 52.000 - 55.000 đồng/kg heo hơi), nên hoạt động chăn nuôi gặp không ít khó khăn, kể cả việc tái tăng đàn cũng rất thận trọng đối với người chăn nuôi. Người chăn nuôi bị thua lỗ, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã treo chuồng hoặc chuyển đổi ngành nghề.

Bệnh dịch tả heo Châu Phi vẫn là mối nguy hiểm tiềm ẩn, bệnh rất khó khống chế, gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi, trong khi đây là đối tượng chính để phát triển kinh tế chăn nuôi.

Hiện vacxin phòng bệnh dịch tả heo Châu Phi chưa được thương mại để tiêm phòng rộng rãi, ổ dịch vẫn phát sinh nhỏ lẻ gây tâm lý bất an, nguy cơ tái phát luôn ở mức cao.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2023, bệnh dịch tả heo Châu Phi xảy ra tại 4 hộ, 3 ấp, 3 xã, tại 3 huyện trên địa bàn tỉnh, buộc tiêu hủy 55 con heo (U Minh Thượng 13 con, Giang Thành 13 con và Giồng Riềng 29 con), trọng lượng 2.335 kg để chống dịch.

Trong khi người chăn nuôi heo gặp khó thì chăn nuôi đại gia súc và gia cầm tại Kiên Giang lại tăng trưởng tốt, bù đắp cho sản lượng thịt heo bị thiếu hụt. Ảnh: Trung Chánh.

Trong khi người chăn nuôi heo gặp khó thì chăn nuôi đại gia súc và gia cầm tại Kiên Giang lại tăng trưởng tốt, bù đắp cho sản lượng thịt heo bị thiếu hụt. Ảnh: Trung Chánh.

Đàn gia cầm tăng trưởng tốt

Trong khi người chăn nuôi heo gặp khó, chăn nuôi đại gia súc và gia cầm tại Hậu Giang lại tăng trưởng tốt, bù đắp cho sản lượng thịt heo bị thiếu hụt. Đàn gia cầm vượt kế hoạch đề ra với quy mô gần 5,6 triệu con.

Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh chỉ có 8 trang trại chăn nuôi gia cầm với số lượng 320.000 con/lứa, chiếm khoảng 5% tổng đàn. Còn lại nuôi gà phân tán trong hộ dân quy mô vài chục đến 300 con và vịt đàn nuôi chạy đồng vẫn chiếm tỉ lệ lớn.

Chăn nuôi đại gia súc, hiện đàn trâu là 4.758 con (kế hoạch năm 2023 là 4.400 con) và đàn bò là 10.875 con (kế hoạch là 11.500 con).

Theo nhận định của người đứng đầu ngành chăn nuôi tỉnh Kiên Giang, thời gian gần đây, giá heo hơi, gia cầm và giá trứng đã có cải thiện tích cực, giá heo hơi hiện thương lái thu mua khoảng 55.000 - 57.000 đồng/kg.

Tình hình dịch bệnh được kiểm soát, kinh tế từng bước phục hồi, nhu cầu tiêu thụ các tháng cuối năm nhất là dịp lễ, tết tăng cao sẽ là cơ hội tốt để cơ sở tăng quy mô đàn vật nuôi, nhất là nuôi trang trại.

Kiên Giang hiện có đàn gia cầm gần 5,6 triệu con, nhưng phần lớn là chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán tại nông hộ, trong đó nuôi chạy đồng vẫn chiếm tỉ lệ lớn. Ảnh: Trung Chánh.

Kiên Giang hiện có đàn gia cầm gần 5,6 triệu con, nhưng phần lớn là chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán tại nông hộ, trong đó nuôi chạy đồng vẫn chiếm tỉ lệ lớn. Ảnh: Trung Chánh.

Tỉnh Kiên Giang đã xây dựng Đề án phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030 và đã phổ biến, hướng dẫn thực hiện, nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các địa phương và nhà đầu tư chăn nuôi.  

Các doanh nghiệp có tiềm năng về chăn nuôi trang trại như Công ty CP chăn nuôi C.P. Việt Nam -Chi nhánh Kiên Giang, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mavin, Công ty CJ Vina Agri, Công ty Cổ phần Techpal hiện đang đầu tư phát triển chăn nuôi tại Kiên Giang.

Một số doanh nghiệp đã xây dựng được chuỗi khép kín hoặc liên kết từ con giống - thức ăn - trang trại, phân phối tiêu thụ gọi là chuỗi 3F: Feed - Farm - Food. Xác định trang trại là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng quy mô đàn, giá trị sản xuất và còn dư địa để phát triển nên cần được quan tâm đầu tư, hỗ trợ đúng mức về nguồn lực, cơ chế, chính sách, thủ tục đầu tư, kinh doanh.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.