| Hotline: 0983.970.780

Đắk Lắk sẽ có 4.000ha mắc ca vào năm 2030

Thứ Năm 29/09/2022 , 07:25 (GMT+7)

Đắk Lắk vừa phê duyệt đề án phát triển mắc ca. Theo đó đến năm 2030, địa phương này sẽ có 4.000ha mắc ca, trong đó trồng thuần 1.000ha.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Y Giang Gry Niê Knơng đã ký Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.

z3757135786240_179751351f1dc28c607f6744a5e9be39

Đắk Lắk quy hoạch đến năm 2030 sẽ có 4.000ha mắc ca. Ảnh: Quang Yên.

Theo đó, Đắk Lắk phấn đấu phát triển vùng nguyên liệu mắc ca đến năm 2030 đạt 4.000ha (trồng thuần 1.000ha, trồng xen 3.000ha). Tính đến tháng 7/2021, địa phương này có diện tích mắc ca đạt 2.000ha và kế hoạch trồng mới giai đoạn 2021 - 2030 là 2.000ha. Diện tích mắc ca hiện tại của Đắk Lắk được phát triển tại 7 huyện, thành phố gồm: Krông Năng, Ea H’leo, Krông Búk, Cư Mgar, Ea Kar, Thị xã Buôn Hồ và TP Buôn Ma Thuột.

Các diện tích mắc ca trồng mới trong thời gian tới sẽ được trồng thuần trên đất trống chưa có rừng thuộc quy hoạch rừng sản xuất, đất trồng cây hàng năm và các loại đất rừng chưa sử dụng; trồng trên diện tích đất đã trồng cây nông, lâm nghiệp nhưng kém hiệu quả; trồng xen trong diện tích cà phê, chè…

Theo ông Y Giang Gry Niê Knơng, qua rà soát quỹ đất phát triển vùng nguyên liệu mắc ca tập trung, Bộ NN-PTNT phân vùng thực hiện thứ tự ưu tiên ở các địa bàn thích hợp trồng mắc ca gồm: huyện Krông Năng, Thị xã Buôn Hồ và TP Buôn Ma Thuột rồi đến các địa phương còn lại.

Đối với cơ sở chế biến, Đắk Lắk khuyến khích và tạo điều kiện các thành phần kinh tế đầu tư, xây dựng cơ sở chế biến, nhà máy chế biến sâu gắn với vùng trồng nguyên liệu trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn 2021 - 2030, trên cơ sở dự đoán thực tế, địa phương này tập trung nâng cấp 15 cơ sở chế biến hiện có với công suất mỗi cơ sở từ 100 - 200 tấn hạt tươi/năm. Sau năm 2030, Đắk Lắk sẽ rà soát, đánh giá hệ thống cơ sở sơ chế phù hợp với các vùng nguyên liệu theo đơn vị hành chính của tỉnh.

z3757135735646_c18c7f92198a44ea5b34a0b90a692059

Mắc ca là cây đa mục đích, vừa mang lại kinh tế, vừa phát huy hiệu quả như cây rừng. Ảnh: Quang Yên.

Để việc phát triển mắc ca bền vững, Đắk Lắk khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với nông dân sản xuất mắc ca thông qua cầu nối HTX và tổ hợp tác, xây dựng vùng trồng mắc ca tập trung, hình thành chuỗi liên kết từ trồng đến tiêu thụ. Đối với các hộ gia đình, cần liên kết với doanh nghiệp thông qua HTX, tổ hợp tác để xây dựng vùng trồng mắc ca tập trung, thiết lập mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm.

Ông Y Giang Gry Niê Knơng cho biết, đây là đề án để phát triển mắc ca trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo ông Giang, cây mắc ca mang lại lợi ích kinh tế lớn. Đặc biệt, loại cây này được công nhận là cây đa mục đích nên sẽ giúp phủ xanh đất trống đồi trọc.

“Cái khó của địa phương hiện nay là thiếu các cơ sở chế biến sâu. Các cơ sở hiện nay chủ yếu là nhỏ, thuộc hộ gia đình. Trong đề án địa phương sẽ chú trọng đến việc nâng cao năng suất của các cơ sở chế biến sâu”, ông Y Giang nói.

Xem thêm
Chuỗi chăn nuôi gà '3 chung' Gò Công

TIỀN GIANG Các thành viên của HTX Chăn nuôi và Thủy sản Gò Công cùng nhau chăn nuôi gà theo 3 chung, đó là mua chung, nuôi chung và bán chung.

Dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở Đà Bắc

Hơn 200 con lợn ở xã Tú Lý (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) đã phải tiêu hủy vì dịch tả lợn châu Phi. Bệnh vẫn đang có nguy cơ lây lan rộng.

Tố chất khoa học luôn 'bén rễ' khắp các làng quê nông thôn

Mỗi cuộc trò chuyện, trao đổi giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu với bà con nông dân là một dịp đưa khoa học công nghệ và cuộc sống xích lại gần nhau hơn…

Bình luận mới nhất