| Hotline: 0983.970.780

Đăk Lăk: Trên 20.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng

Thứ Tư 06/05/2015 , 08:39 (GMT+7)

Ông Trang Quang Thành, Giám đốc Sở NN-PTNT Đăk Lăk cho biết, hiện nay toàn tỉnh có trên 20.000 hộ thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng.

Số hộ dân tập trung chủ yếu ở các huyện Krông Bông, Ea Kar, Krông Năng, Ea H’leo, Ea Súp, Krông Pắk và thành phố Buôn Ma Thuột.

Trong tuần qua, tại Đăk Lăk đã có vài cơn mưa dông cục bộ nhưng lượng mưa không đồng đều. Riêng các huyện phía đông của tỉnh liên tục trong 10 tháng chưa hề có mưa nên tình hình khô hạn, thiếu nước sinh hoạt cho người, tình trạng thiếu nước uống cho gia súc, nước tưới cho cây trồng càng thêm gay gắt.

Toàn tỉnh đã có trên 200 công trình thủy lợi, hầu hết các dòng suối, giếng đào đều khô kiệt nước. Các hồ, đập vừa và lớn như Ea Súp thượng, Krông Búk hạ, Ea Kao, Buôn Triết, Buôn Yong, Buôn Tría… trữ lượng nước chỉ còn từ 10 đến 20%. Năm nay cũng là năm trữ lượng nước trong các hồ, đập vừa và lớn giảm nhiều nhất từ trước đến nay.

Mực nước ngầm trên địa bàn giảm nghiêm trọng, nhiều giếng khoan sâu hàng trăm mét vẫn không có nước…

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk hiện có trên 50.000 ha cây trồng bị khô hạn, trong đó có trên 40.000 ha cà phê, trên 9.200 ha lúa nước ĐX, còn lại là ngô lai, rau màu... khiến năng suất cây trồng bị giảm hoặc mất trắng.

Xem thêm
Chủ động với các kiểu thiên tai nguy hiểm giai đoạn chuyển mùa

Bến Tre Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bến Tre có công văn yêu cầu chủ động phòng tránh, ứng phó các kiểu thiên tai giai đoạn chuyển mùa.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đề xuất xây cầu 3.500 tỷ đồng nối Bến Tre và Trà Vinh

Trà Vinh Dự án cầu Cổ Chiên 2 với vốn đầu tư khoảng 3.500 tỷ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2030.

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.