| Hotline: 0983.970.780

Đàm phán xuất nông sản sang Trung Quốc: Nhiều bộ, ngành chưa thật sự nhập cuộc

Thứ Sáu 06/12/2019 , 17:40 (GMT+7)

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, bình quân chiếm 27% tổng kim ngạch XK nông, lâm thủy sản của cả nước.

Trung Quốc còn đứng thứ 1 về cao su, rau quả và sắn; đứng thứ 3 về gỗ và các sản phẩm gỗ; đứng thứ 4 về chè và đứng thứ 5 về thủy sản từ Việt Nam. 

Trung Quốc thay đổi theo quy chuẩn quốc tế

Thời gian qua, Trung Quốc đã tăng cường hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát về chất lượng hàng hóa NK thông qua việc ban hành các quy định, yêu cầu, tiêu chuẩn về kiểm dịch động thưc vật, truy xuất nguồn gốc, quy cách đóng gói, nhãn mác, bao bì…

Điều này phần nào tác động đến tiến độ XK nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường này, bên cạnh yếu tố về cung cầu thị trường cũng như một số biến động khác đang phát sinh đối với nền kinh tế nước này.

Nhiều DN chế biến thủy sản có cơ hội lớn XK sang Trung Quốc.

Trước tình hình đó, các bộ, ngành của Việt Nam đã tích cực vào cuộc nhằm tháo gỡ khó khăn cho các DN, người dân hoạt động chính trong nhóm hàng nông, lâm thủy sản như phối hợp chặt chẽ, tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến kịp thời những thông tin về quy định của Trung Quốc tới nhiều địa phương.

Mặc dù vậy, hiện không ít DN trong nước chưa kịp thời cập nhật hoặc tuy biết nhưng chưa thực sự quan tâm, thay đổi phương thức tổ chức sản xuất, XK cũng như cách thức tiếp cận thị trường phù hợp với các quy định và xu thế phát triển của thị trường Trung Quốc, dẫn đến việc chưa tận dụng tối đa các lợi thế từ Hiệp định ACFTA mang lại.

Trong bối cảnh này, việc tổng hợp và hệ thống hóa các thông tin tiềm năng, dung lượng, thị hiếu tiêu dùng của thị trường Trung Quốc đối với các mặt hàng nông sản, đặc biệt là thủy sản và các quy định tiêu chuẩn cụ thể liên quan đến kiểm dịch động thực vật, VSATTP của Việt Nam đối với nông, lâm, thủy sản XK là hoàn toàn cần thiết. Thêm vào đó chúng ta cần lưu ý về thực tiễn nảy sinh trong quá trình thương mại song phương.

“Trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ tạo điều kiện nhiều hơn cho Việt Nam XK các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản dựa trên những thích ứng rõ nét từ phía Việt Nam, tôi cũng hy vọng không chỉ có 9 loại nông sản, 137 danh mục thủy sản được phép XK sang Trung Quốc mà sẽ còn nhiều hơn thế”, ông Hồ Tỏa Cẩm, Tham tán Công sứ Kinh tế và Thương mại, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, cho biết.

Cũng theo ông Hồ Tỏa Cẩm, thời gian qua, Việt Nam và Trung Quốc đã tăng cường đàm phán hợp tác, tạo được nhiều chuyển biến tích cực trong ngành nông nghiệp hai bên. Với dân số hơn 1,4 tỷ người, chiếm 18,7% tổng dân số toàn thế giới, nhu cầu NK các loại nông sản, thủy hải sản của thị trường Trung Quốc phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như sản xuất chế biến hàng XK là rất lớn và đa dạng.

“Tôi phải khẳng định, các loại nông sản XK từ Việt Nam có chất lượng rất tốt. Còn phía Việt Nam đã và đang chuẩn hóa các quy cách tiến tới sản phẩm nông nghiệp có đủ điều kiện XK không chỉ thị trường Trung Quốc, mà các quốc gia khác trên thế giới.

Mặc dù mỗi thị trường đều có những quy định riêng sao cho phù hợp, nhưng những thay đổi này sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệp nhiều hơn trong việc xác định lối đi cho sản phẩm nông nghiệp”, ông Hồ Cẩm Tỏa nói.

Ông này chia sẻ “lấy làm tiếc khi thời gian vừa qua, rất nhiều nông sản của các bạn không thể XK. Theo tôi, việc này chúng ta hoàn toàn có giải pháp thông qua đàm phán, liên lạc. Tuy nhiên tôi thấy động thái này đa phần từ phía Bộ NN-PTNT, mà chưa hề có sự vào cuộc quyết liệt của các Bộ, ngành khác.

Ví dụ: Thanh long Việt Nam kẹt ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), hay tôm thẻ chân trắng tắc nghẽn ở cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), tôi nhận ra điểm chung nguyên nhân của nhóm hàng này là do cả phía Việt Nam và Trung Quốc đều chưa chuẩn bị sẵn mỗi khi nông sản đến mùa vụ”. 

Các doanh nghiệp cần thêm cầu nối

Mới đây, tại TP Móng Cái (Quảng Ninh) hội nghị kết nối XK hàng nông, lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc được tổ chức do Bộ NN-PTNT chủ trì. Đây là hoạt động thường niên, tuy nhiên trong khuôn khổ hội nghị lần này, nhiều vấn đề được 2 quốc gia thẳng thắn nhìn nhận, hướng tới mục tiêu chung là hợp tác lâu dài.

8 cặp DN tổ chức ký kết XNK nông, lâm thủy sản với giá trị hợp đồng trên 15.000 tỷ VNĐ.

Theo ông Nguyễn Văn Công, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), hội chợ với hội thảo thúc đẩy kết nối thị trường Trung Quốc luôn nhận được sự quan tâm của thương nhân, với quy mô lần này hội tụ hơn 800 DN. Đây là dịp kết nối các DN Trung Quốc và Việt Nam đang quan tâm và sẽ tiếp tục thúc đẩy hàng hóa của chúng ta sang Trung Quốc.

Hội nghị còn có sự quan tâm đồng thuận của các cơ quan Bộ, ngành có liên quan từ Trung ương đến địa phương. Ngay phần lễ ký kết của hội nghị, đã có 8 cặp DN tổ chức ký kết XNK nông, lâm thủy sản với giá trị hợp đồng trên 15.000 tỷ VNĐ.

“Để có được những bước tiến xa hơn, các DN cần nhiều kênh thông tin khác nhau, đặc biệt là sự hỗ trợ đắc lực từ phía chính quyền, đây cũng là trách nhiệm của cơ quan hữu trách. Ngoài ra, người dân hoạt động sản xuất trong nhóm hàng nông, lâm thủy sản cũng cần phải có tư duy, định hướng rõ ràng, phương thức sản xuất phải được điều chỉnh, cập nhật những xu hướng mới, chủ động liên lạc với cơ quan chức năng về các quy định vệ sinh ATTP, mã vùng, mã nuôi...

Hy vọng rằng, với sự quyết tâm và đồng lòng của các cấp ngành càng sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng cửa khẩu, các cơ chế, chính sách về XNK, nhất là hoạt động XK các mặt hàng nông,lâm, thủy sản ngày càng thông thoáng và thuận lợi, nhất định các cặp cửa khẩu, điểm thông quan, lối mở, cặp trợ giữa Việt Nam và Trung Quốc  sẽ phục vụ tốt hơn nhu cầu của các DN khi tham gia hoạt động XNK.

Xem thêm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Hội thảo quốc tế: Để trường học thành điểm chạm hạnh phúc

Hội thảo Hạnh phúc trong Giáo dục 2024 mang đến giải pháp xây dựng môi trường học tập hạnh phúc, kết nối và thúc đẩy giáo dục toàn diện tại Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ TN-MT đề xuất công khai tên người bỏ cọc trúng giá đất

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đề xuất công khai tên các trường hợp trúng đấu giá nhưng bỏ cọc.

Thu ngân sách Nhà nước đạt hơn 97% dự toán

Sau 10 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.654,2 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán năm và tăng 17,3% so với cùng kỳ 2023.