| Hotline: 0983.970.780

Dân Hồng Kông biểu tình phản đối ‘dự luật độc hại’

Chủ Nhật 24/05/2020 , 15:55 (GMT+7)

Cảnh sát Hồng Kông bắn hơi cay vào đám đông hàng ngàn người phản đối dự luật an ninh do đại lục đề xuất mà họ gọi là “độc hại”.

Cảnh sát chống bạo động bắn đạn hơi cay để giải tán những người biểu tình chiều nay. Ảnh: REUTERS

Cảnh sát chống bạo động bắn đạn hơi cay để giải tán những người biểu tình chiều nay. Ảnh: REUTERS

Đây là cuộc biểu tình lớn nhất tại lãnh thổ Hồng Kông kể từ khi chính quyền áp lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19 bùng phát.

Theo giới quan sát, đám đông người biểu tình bắt đầu đổ về khu mua sắm sầm uất Vịnh Causeway từ lúc đầu giờ chiều ngày Chủ nhật và hô vang các khẩu hiệu đòi “Tự do cho Hồng Kông, hay thời cơ đã đến, giải phóng Hồng Kông, người dân hãy đứng vững và Hồng Kông độc lập, lối thoát duy nhất”...

Đây là cuộc biểu tình lần đầu tiên kể từ khi Bắc Kinh đề xuất dự luật an ninh quốc gia hôm thứ Năm và đặt ra thách thức mới đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi các nhà hoạt động dân chủ đấu tranh phản đối việc Trung Quốc đại lục siết chặt trung tâm tài chính châu Á.

Theo SCMP, nhà hoạt động sinh viên Joshua Wong cũng có mặt tại hiện trường, cho biết đã lên kế hoạch đấu tranh và tiếp tục vận động để được hỗ trợ từ nước ngoài. "Khi Bắc Kinh tuyên bố dự luật, đã đến lúc chúng ta phải đáp lại", Wong nói.

Đám đông người biểu tình tại khu vực sầm uất ở Hồng Kông chiều 24/5/2020. Ảnh: RT

Đám đông người biểu tình tại khu vực sầm uất ở Hồng Kông chiều 24/5/2020. Ảnh: RT

Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh lo ngại về số phận của cái gọi là “một quốc gia, hai chế độ” nhằm quản lý Hồng Kông kể từ khi lãnh thổ là thuộc địa cũ của Anh trở quay về đại lục vào năm 1997. Sự sắp đặt này vào thời điểm đó đảm bảo các quyền tự do cho Hồng Kông mà không phụ thuộc vào đại lục, bao gồm cả tự do báo chí và tư pháp độc lập.

Cuộc biểu tình hôm nay diễn ra theo kịch bản tương tự với các cuộc tuần hành phản đối Bắc Kinh hồi năm ngoái và đã xảy ra đụng độ giữa lực lượng người biểu tình và cảnh sát.

Biểu tình diễn ra sau khi dự luật an ninh được đệ trình lên quốc hội Trung Quốc vào hôm thứ Năm, trong đó cấm các hoạt động ly khai và lật đổ, cũng như sự can thiệp của nước ngoài và khủng bố trong thành phố.

Hiện cảnh sát đã kiểm soát hoàn toàn khu vực Vịnh Causeway, đồng thời cảnh báo mọi người dân không vi phạm lệnh cấm tụ tập quá tám người, chế tài áp đặt để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus.

“Tôi e rằng sau khi luật an ninh quốc gia được thực thi, chính quyền sẽ lại bắt bớ những người biểu tình và mọi thứ sẽ mất kiểm soát hơn nữa. Tôi sợ bị bắt nhưng tôi vẫn thấy cần phải xuống đường phản đối vì tương lai của Hồng Kông”, người biểu tình tên Twinnie, 16 tuổi, một học sinh cấp hai nói.

Các nghị sĩ ủng hộ dân chủ cũngchỉ trích mạnh mẽ dự luật an ninh này cho rằng nó đi ngược lại mô hình "một quốc gia, hai chế độ" mà Bắc Kinh đã cam kết, gây tổn hại cho quyền tự chủ của Hồng Kông hoặc các nhà đầu tư nước ngoài.

Avery Ng thuộc Liên minh Dân chủ Xã hội đã dán các biểu ngữ phản kháng ở bên trụ sở, bất chấp các cảnh báo từ cảnh sát. Ông mô tả dự luật được đề xuất là một “đạo luật độc ác” và kêu gọi người dân Hồng Kông công khai phản đối.

“Đây là một lằn ranh đỏ đang di chuyển. Trong tương lai họ có thể bắt giữ, cầm tù và bịt miệng bất cứ ai mà họ muốn nhân danh an ninh quốc gia’, ông Avery Ng nói.

Một số nhà phân tích địa phương đã mô tả đề xuất này là một “lựa chọn hạt nhân”, một phần của trò chơi quyền lực của Bắc Kinh.

Các cuộc biểu tình chống chính quyền hồi năm ngoái đã khiến Hồng Kông chìm trong khủng hoảng chính trị lớn nhất trong nhiều thập kỷ, phá hoại nền kinh tế và đặt ra thách thức lớn nhất đối với Chủ tịch Tập Cận Bình kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.