| Hotline: 0983.970.780

Dân ngạt thở, cây héo mòn vì các trại heo xả thải vô tội vạ, gây ô nhiễm

Thứ Ba 09/08/2016 , 09:03 (GMT+7)

Hàng trăm hộ dân sinh sống quanh vùng chăn nuôi tập trung ở xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất (Đồng Nai) đang khốn khổ vì ngày đêm phải hít thở mùi hôi thối nồng nặc bốc lên từ các trại heo. 

Tìm đến khu vực đầu ấp Hưng Thạnh, xã Hưng Lộc, mùi hôi nồng nặc từ phía các trại nuôi heo ẩn sau những vườn tiêu xộc thẳng vào mũi chúng tôi rất khó thở. Tiến gần tới một trại heo, một người đàn ông xoay trần đang cầm vòi xịt rửa chuồng heo, nước phân chảy tuột xuống cống rãnh dẫn ra ao chứa lộ thiên đã đầy ứ phía sau.

Gặp chúng tôi, ông Nguyễn Đức Lê, ấp Hưng Thạnh than thở: “Mấy năm qua, gia đình tôi phải sắm can nhựa để hàng ngày đi chở nước ngọt cách nhà 5 km về ăn, vì ở đây các giếng khoan đều bị ô nhiễm từ các trại heo khiến nguồn nước ngầm hôi thối không thể sử dụng cho sinh hoạt được. Thậm chí khi bơm nước tưới vườn, cây cối còn bị nhiễm bệnh chết thì ai dám ăn uống bằng nước giếng”.

15-49-34_3
Trồng dừa dưới chân ruộng bị ô nhiễm nguồn nước thải cũng không phát triển được

 

 

Nói rồi, ông Lê dẫn chúng tôi ra vườn xem toàn bộ hệ thống mương rãnh ông đào sẵn nhằm cách ly giữa vườn cây nhà ông với trại heo ông Phan Tú kế bên, nhưng đến nay đã bị ngấm đầy nước phân đen đặc. Miệng liên tục khạc nhổ, ông Lê kéo chúng tôi chui qua hàng rào lũy tre để cho tận mắt xem ao chứa nước thải phân heo khổng lồ đầy ứ đang xả thẳng về phía vườn ruộng nhà ông.

Tiếp tục theo chân ông Lê đi ra suối, chúng tôi chứng kiến dòng nước đen ngòm đang chảy ào ào, hai bên bờ đóng váng bùn phân mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.

Tương tự, gia đình ông Phạm Văn Hùng, ở ấp Hưng Thạnh, mặc dù nhà có 2 cái giếng khoan nhưng hiện cũng phải đi xa mấy cây số mua nước về ăn uống sinh hoạt.

15-49-34_4
15-49-34_6
Nước thải từ các trại heo xả trực tiếp xuống mương, suối

 

Đặc biệt, vườn tiêu 2,5ha của ông đang chết dần chết mòn vì tưới nước từ giếng bị ô nhiễm do chất thải chăn nuôi heo của một trang trại gần nhà. Để chứng minh thực tế, ông Hùng đóng cầu dao điện bơm nước từ 2 giếng khoan sâu 50m và 90m, chỉ sau vài giây chúng tôi thấy một luồng nước đen sì như nước cống phụt ra sủi bọt bốc mùi hôi thối kinh khủng.

“Chỉ vì lợi nhuận trước mắt mà những trại heo này đã không có ý thức bảo vệ môi trường. Người dân trong ấp  chúng tôi đã mấy năm phải sống chung với ô nhiễm phân heo. Nhất là vào những ngày mưa thì muỗi bọ bay đen đặc, ngày nắng mùi hôi thối bốc nồng nặc lan tỏa khắp nơi, xộc thẳng vào mũi khiến nhà nào cũng phải bịt kín cửa. Thử hỏi những người có trách nhiệm hãy xuống với bà con chúng tôi một ngày xem có chịu được không!?”, ông Hùng bức xúc.

15-49-34_7
Những "dòng suối phân" ở Hưng Lộc

 

Anh Nguyễn Thanh Phước, ở xã Hưng Lộc bức xúc: Các trại nuôi heo ở đây thường chọn điểm lập gần suối để dễ dàng xả chất thải. Chúng tôi rất khó gặp được chủ trại heo để yêu cầu dừng việc làm này, vì không biết họ từ đâu tới, chỉ biết họ đầu tư làm ăn và thuê người khác trông coi.

Đến bây giờ hầu hết các dòng suối ở quanh xã đều bị ô nhiễm nặng, như suối Cây Hảo (liên ấp Hưng Thạnh, Hưng Nghĩa); suối Bàu Bà Thống (ấp Hưng Thạnh); suối Mủ (ấp Hưng Nhơn); suối Lạng, suối Ông Lê và các lạch nước… đều là những dòng "suối phân" hết.

Theo kết luận mới đây của UBND huyện Thống Nhất về hiện trạng môi trường tại khu vực chăn nuôi tập trung của xã Hưng Lộc: Các trang trại đều xây dựng với quy mô vượt quá quy định cho phép từ 1,5-2,5 lần; trang trại nhỏ nhưng lượng đầu heo chăn nuôi quá lớn dẫn đến việc các công trình phụ trợ không xử lý được hết lượng chất thải; các hồ lắng chất thải không được xây đúng kỹ thuật, để nước thải chưa xử lý thấm trực tiếp xuống đất, nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm; chất thải rắn không được xử lý kịp thời và đầy đủ, tình trạng phân heo chảy tràn ra cánh đồng, dẫn đến tình trạng các ruộng không sản xuất, không canh tác được, nhiều khu vực đất bị bỏ hoang.

15-49-34_10
Những trại heo đang mọc lên như nấm

 

Theo người dân, đã rất nhiều lần bà con gửi đơn đến UBND xã và các cơ quan chức năng huyện đề nghị xử lý các trại heo gây ô nhiễm, nhưng đến nay vẫn không có sự can thiệp dứt điểm.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm