| Hotline: 0983.970.780

Đáng nể tấm gương nuôi ong VietGAP, mỗi năm thu hơn 2 ngàn lít mật sạch

Thứ Ba 23/01/2018 , 07:15 (GMT+7)

Với 150 đàn ong nội, trung bình mỗi năm anh Trần Văn Hưng (SN 1962, tổ 4, phố Ngọc, xã Trung Minh, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) thu về hơn 2 nghìn lít mật ong. Sản phẩm được SX theo tiêu chuẩn VietGAP luôn được khách hàng tin dùng.

Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại nuôi ong của gia đình, anh Hưng chia sẻ, năm 2013, anh sang nhà một người bạn chơi thì được bạn cho 3 đàn ong nội về nuôi. Sau một năm, gia đình anh thu về được hơn 60 lít mật.

13-53-07_nh_1
Anh Hưng giới thiệu mật ong sạch của gia đình

Nhận thấy nghề ong cho thu nhập khá nên anh Hưng bắt đầu học hỏi kinh nghiệm nhân đàn và mua thêm khoảng 20 đàn ong nội về nuôi cùng. “Sau một năm, 3 đàn ong cho thu hoạch hơn 60 lít mật. Thấy nghề nuôi ong cũng cho thu nhập khá nên tôi bàn với vợ quyết định nhân rộng đàn và mua thêm khoảng 20 đàn ong nội về nhập đàn với đàn ong cũ”, anh Hưng bộc bạch.

Năm 2015, anh Hưng bắt đầu nuôi ong sạch. Để có những kiến thức về kỹ thuật chăm sóc ong theo tiêu chuẩn VietGAP, anh đã đăng ký học lớp tập huấn. Sau khi có kiến thức cơ bản về nuôi ong theo quy trình VietGAP, anh Hưng áp dụng luôn vào đàn ong của gia đình.

Đến thời điểm hiện hại, gia đình anh đang nuôi 150 đàn ong nội theo tiêu chuẩn VietGAP. Trung bình mỗi năm, anh Hưng thu về hơn 2 nghìn lít mật sạch và được khách hàng tin dùng, SX được đến đâu tiêu thụ hết đến đó…

Theo anh Hưng, để SX mật ong theo tiêu chuẩn VietGAP thì hàng ngày anh phải ghi chép đầy đủ nhật ký về giờ ăn, loại thức ăn cho ăn thêm. Ngoài ra, không dùng thức ăn có chứa kháng sinh; khi cho ong ăn đường thì không được thu mật.

“Để đảm bảo mật ong tự nhiên 100%, vào đầu vụ khi quay mật lần đầu tiên không nên bán, vì mật ong vẫn còn dư lượng đường, mà sẽ cất đi để cuối vụ cho ong ăn”, anh Hưng lý giải.

Anh Hưng bảo: Mùa lấy mật tập trung từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch. Khi nào đàn vít nắp khoảng 90% là thu hoạch; kiểm tra tỷ lệ mật, nếu tỷ lệ nước mật nhiều thì cho vào máy tách thủy phần, tách nước mật ra sau đó đóng vào chai.

Khi được hỏi về kỹ thuật chăn nuôi ong nội, anh Hưng thổ lộ, vào mùa hè, vì nhiều mật nên mỗi thùng ong cho 5 - 7 cầu, càng nhiều quân thì càng nhiều mật. Trung bình, mỗi ngày ong chúa đẻ 400 - 600 trứng. Nếu đàn nào bị sâu, dịch bệnh thì nhốt con ong chúa lại để không cho đẻ và nhanh chóng hủy bỏ những cầu sâu bệnh đó đi.

Về mùa rét, hoa nhãn không có nên gia đình cho ong ăn thêm đường, bột đậu tương, 2 ngày cho ăn một lần. Mỗi thùng chỉ cho 3 cầu, vì số lượng quân ít nên bỏ bớt cầu ra để ong xúm lại thì mới giữ được ấm và đỡ bị chết rét.

13-53-07_nh_2
Anh Hưng kiểm tra thùng ong

Đặc biệt, không nuôi ong gần ao hồ, nhà máy nước, ruộng lúa hay khu chăn nuôi. Vệ sinh tổ 1 lần/năm và 3 năm thay thùng một lần. Ngoài ra, nuôi ong chúa hơn 1 tuổi là phải thay ong chúa mới để sinh đẻ cho tốt, chế độ ăn của ong chúa phải đặc biệt và khác với ong thợ.

Để phân biệt mật ong chất lượng với mật ong kém chất lượng, anh Hưng hướng dẫn, nhìn bằng mắt thường nếu mật ong không bị đen, màu vàng sáng và nếm có vị ngọt sắc thì đó là mật ong có chất lượng và ngược lại.

Thị trường tiêu thụ mật ong của gia đình anh chủ yếu là trong và ngoài tỉnh.Với giá bán 150 nghìn đồng/lít, sau khi trừ tất cả mọi chi phí, mỗi năm anh Hưng thu về hơn 200 triệu đồng.

Dự kiến năm 2018, anh Hưng sẽ phát triển thêm 800 đàn ong ngoại. Hướng tới xây dựng thương hiệu để xuất khẩu mật ong sạch ra nước ngoài.

“Đã nuôi ong thì phải hiểu được đặc tính của con ong, nếu không cho ong ăn hoặc cho ăn sớm quá thì nó sẽ bỏ đi, chia đàn hoặc đánh nhau. Lúc đó khó mà giữ lại được đàn”, anh Hưng chia sẻ thêm.

 

Xem thêm
Ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò

QUẢNG BÌNH Hiện, bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò đã lan ra 4 huyện thuộc tỉnh Quảng Bình, lực lượng thú y đang căng sức để ngăn chặn.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm