| Hotline: 0983.970.780

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh Hạ

Thứ Hai 02/10/2023 , 19:11 (GMT+7)

CÀ MAU Vườn quốc gia U Minh Hạ là một trong hai hệ sinh thái rừng đặc thù có tính đại diện cho hình ảnh du lịch của tỉnh Cà Mau.

Những người lính giữ rừng thầm lặng, các anh thay phiên nhau trực suốt 24/24, vừa có nhiệm vụ quan trọng nhất là 'canh lửa', vừa tuần tra để phát hiện, ngăn chặn các hành vi phá hoại, săn bắt động vật hoang dã. Ảnh: Trọng Linh.

Những người lính giữ rừng thầm lặng, các anh thay phiên nhau trực suốt 24/24, vừa có nhiệm vụ quan trọng nhất là “canh lửa”, vừa tuần tra để phát hiện, ngăn chặn các hành vi phá hoại, săn bắt động vật hoang dã. Ảnh: Trọng Linh.

Những người lính giữ rừng thầm lặng

Anh Trần Quốc Khải, Trưởng phòng Khoa học của VQG U Minh Hạ, đã hơn 9 năm gắn bó với địa bàn, khoảng thời gian ấy, cho anh nhận ra VQG đang phát triển từng ngày. Ý thức người dân trong bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã đã được chú trọng hơn, nhất là việc tuần tra, luồn rừng nhằm phát hiện các hành vi vi phạm đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

VQG U Minh Hạ (thuộc địa phận 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời) là một trong hai hệ sinh thái rừng đặc thù có tính đại diện cho hình ảnh du lịch của tỉnh Cà Mau. Với tổng diện tích hơn 8.500ha, trong đó có hơn 1.760ha là rừng nguyên sinh, với khoảng 176 loài cây cỏ, 23 loài thú, 91 loài chim và 47 loài lưỡng cư, bò sát… đặc biệt có nhiều loại thuộc diện quý hiếm, được ghi vào Sách đỏ Việt Nam.

Theo anh Khải, VQG U Minh Hạ có những loài động vật, thực vật quý hiếm như: ráng U Minh, nắp nước, kỳ nam kiến, móp, mật cật gai, nhiều loài dương xỉ, tảo. Về động vật, phải kể đến như cầy hương, dơi quạ, cầy vòi hương, mèo rừng, mèo cá, rái cá lông mũi. Trong rừng, còn xuất hiện các loài như heo rừng, nai, khỉ đuôi dài, già đẫy Java cùng các loài chim quý như điên điển, diệc lửa, diệc xám, cò trắng, còng cọc.

Vào đợt cao điểm mùa khô, người 'lính' bảo vệ rừng phải bám rừng gần như suốt ngày đêm, ít có thời gian về với gia đình.  Ảnh: Trọng Linh.

Vào đợt cao điểm mùa khô, người “lính” bảo vệ rừng phải bám rừng gần như suốt ngày đêm, ít có thời gian về với gia đình.  Ảnh: Trọng Linh.

Ngoài ra, còn nhiều loài rắn cũng cư trú nơi đây, có thể kể đến rắn hổ đất, rắn hổ mang chúa, rắn cạp nong, trăn gấm cùng kỳ đà nước, rùa ba gờ, rùa răng, rùa hộp lưng đen.

Là một người yêu rừng như yêu chính gia đình mình còn có anh Phạm Minh Tâm, Đội trưởng đội T19, VQG U Minh Hạ, đã hơn 17 năm gắn bó với rừng cùng các anh em trong đội bảo vệ, cùng ở, sinh hoạt như một gia đình. Họ tự trồng rau, nuôi cá, ếch để cải thiện bữa ăn hằng ngày. Vào đợt cao điểm mùa khô, những người “lính” bảo vệ rừng phải bám rừng gần như suốt ngày đêm, ít có thời gian về với gia đình. Năm nào cũng thế, anh Tâm nói, dần dần cũng thành thói quen.

Hiện nay, lực lượng giữ rừng của VQG U Minh Hạ có khoảng 38 người chia làm 11 đội và 1 chốt. Trong đó, bố trí từ 3 đồng chí thành một đội thay phiên nhau trực suốt 24/24, vừa có nhiệm vụ quan trọng nhất là “canh lửa”, vừa tuần tra để phát hiện, ngăn chặn các hành vi phá hoại, săn bắt động vật hoang dã.

“Mùa nước, chúng tôi tập trung chủ yếu trực vào ban đêm để ngăn ngừa các đối tượng săn bắt động vật hoang dã. Tuy rất vất vả và thường xuyên gặp các loài động vật như rắn, nai, heo rừng,…nhưng chưa anh em nào gặp nguy hiểm. Còn ở mùa khô, anh em phải trực 24/24 để quan sát, phát hiện và xử lý kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra”, anh Tâm chia sẻ.

Ông Phạm Minh Tâm, Đội trưởng đội T19, VQG U Minh Hạ đang làm nhiệm vụ. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Phạm Minh Tâm, Đội trưởng đội T19, VQG U Minh Hạ đang làm nhiệm vụ. Ảnh: Trọng Linh.

Đánh thức tiềm năng

Chị Nguyễn Thị Thanh, du khách quận Cầu Giấy, TP Hà Nội cho biết: Ghé thăm VQG U Minh Hạ, tôi cùng những người bạn có dịp lên tháp cao ngắm toàn cảnh khu rừng nguyên sinh, hít thở không khí trong lành, bơi xuồng len lỏi dưới tán rừng, tự tay thả lưới, giăng câu, đặt lờ, bắt cá…du lịch sinh thái giúp tôi xoa tan căng thẳng sao thời gian dài làm việc vất vả, trở về núi rừng lúc nào cũng thấy tinh thần thoải mái hơn.

“Tuy nhiên, theo chị Thanh, dù rất thích tham quan VQG U Minh Hạ, nhưng chị chỉ chọn làm điểm dừng chân ngắn, bởi sản phẩm du lịch còn quá ít, lại chưa có nơi để du khách vui chơi và lưu trú qua đêm”, chị Thanh nói.

Từ nhiều năm trước, tỉnh Cà Mau đã nghiên cứu Đề án phát triển du lịch VQG U Minh Hạ. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách nên đề án phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần. Mãi đến gần cuối tháng 6/2023, Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí VQG U Minh Hạ đến năm 2030 mới được UBND tỉnh phê duyệt.

Với tổng diện tích hơn 8.500ha, trong đó có hơn 1.760ha là rừng nguyên sinh, với khoảng 176 loài cây cỏ, 23 loài thú, 91 loài chim và 47 loài lưỡng cư, bò sát.

Với tổng diện tích hơn 8.500ha, trong đó có hơn 1.760ha là rừng nguyên sinh, với khoảng 176 loài cây cỏ, 23 loài thú, 91 loài chim và 47 loài lưỡng cư, bò sát.

Ông Trần Công Hoằng, Giám đốc VQG U Minh Hạ, thông tin: Tổng kinh phí thực hiện đề án gần 1.460 tỷ đồng, trong đó hơn 52 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, phần còn lại huy động xã hội hoá. Song hành với công bố đề án, công tác lập đồ án quy hoạch phân khu chi tiết cũng đang được xúc tiến khẩn trương để sớm có danh mục kêu gọi nhà đầu tư.

Phạm vi thực hiện đề án có tổng diện tích hơn 1.310ha, nằm trên địa bàn hai huyện U Minh và Trần Văn Thời, gồm hai phân khu: Phân khu du lịch hành chính (hơn 740ha) và phân khu phục hồi sinh thái (hơn 570ha). Diện tích trên được quy hoạch thành 6 khu chính, gồm: Khu đón tiếp khách, khu du lịch sinh thái, khu sưu tập động thực vật và vườn dược liệu, khu tái hiện làng rừng, nghề truyền thống, khu nghỉ dưỡng và khu trồng cây lưu niệm

Cần đánh thức tiềm năng du lịch tại VQG U Minh Hạ. Ảnh: Trọng Linh.

Cần đánh thức tiềm năng du lịch tại VQG U Minh Hạ. Ảnh: Trọng Linh.

“Nếu mọi việc thuận lợi, đến cuối năm 2025, VQG U Minh Hạ sẽ có thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch mới hấp dẫn, đậm đà bản sắc văn hoá xứ hoa tràm phục vụ du khách”, ông Hoằng, Giám đốc VQG U Minh Hạ chia sẻ.

Xem thêm
Ngành gỗ Bình Định đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Cục Hải quan Bình Định vừa đối thoại với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định về những vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan khi tham gia xuất nhập khẩu.

C.P. Việt Nam bàn giao dự án trồng và chăm sóc rừng tại Tà Thiết

Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam vừa phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ Tà Thiết, ban giao dự án trồng và chăm sóc rừng tại Tà Thiết.

Phú Yên ứng dụng công nghệ quản lý, bảo vệ rừng

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên đang ứng dụng những giải pháp công nghệ nhằm giúp cán bộ, nhân viên trong ngành hoàn thành nhiệm vụ.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.