| Hotline: 0983.970.780

'Đảo đất hiếm' trong con mắt… diều hâu

Thứ Năm 22/08/2019 , 08:43 (GMT+7)

Greenland, hòn đảo với diện tích 2,1 triệu km2 bỗng trở thành tâm điểm sự chú ý sau khi Tổng thống Mỹ hoãn chuyến thăm Đan Mạch.

      Hòn đảo 10.000 tỉ USD

“Với những phát ngôn của gần đây của Thủ tướng Đan Mạch rằng bà ấy không hứng thú với chuyện mua bán Greenland, tôi sẽ huỷ chuyến đi Đan Mạch và dời sang một thời điểm khác”. Đây là dòng thông báo của ông Trump trên Twitter.

Theo kế hoạch trước đó, ông Trump sẽ có chuyến thăm Đan Mạch trong 2 ngày đầu tháng 9 tới. Tờ Wall Street Journal trước đó cho biết, ông Trump đã đặt vấn đề “mua lại đảo Greenland” với các cố vấn. Trump được mô tả đã tỏ ra đặc biệt quan tâm khi các cố vấn của mình đề cập đến nguồn khoáng sản ở đây, cũng như vị trí quan trọng của hòn đảo này.

Mỏ tài nguyên quý hiếm được cho vẫn đang nằm trong lòng đảo Greenland

Đan Mạch lập tức có phản ứng. CNN cho biết, Thủ tướng Mette Frederiksen hôm 18/8 khẳng định, Greenland “không phải để bán”. Bà Frederiksen đồng thời hy vọng, đây không phải là quan điểm nghiêm túc của ông Trump cũng như Mỹ.

“Greenland không phải của Đan Mạch. Greenland thuộc về Greenland. Tôi hy vọng điều này không gây ra vấn đề nghiêm trọng”-bà Mette Frederiksen cho biết.

Theo CNN, Nhà Trắng đã lên kế hoạch chuyến thăm Đan Mạch sau khi ông Trump và đệ nhất phu nhân Melania nhận lời mời của Nữ hoàng Margrethe Đệ nhị. Theo lịch trình, ông Trump sẽ có một loạt cuộc gặp gỡ song phương tại Copenhagen. Đan Mạch vì vậy đã bày tỏ sự ngạc nhiên trước quyết định của Nhà Trắng, đồng thời cho biết đây là sự kiện chưa từng có tiền lệ.

Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới, với diện tích lên tới hơn 2,1 triệu km2 ở gần Bắc Mỹ và cách Bắc Cực khoảng 1.200km, là vùng tự trị thuộc chủ quyền Đan Mạch. Nơi đây giàu tài nguyên, khoáng sản với các mỏ sắt, đồng, chì, kẽm, vàng, bạch kim….và đất hiếm, uranium.

Phần lớn nguồn tài nguyên trên chưa được khai thác do được bao phủ bởi băng. Theo tờ RIA, giá trị của Greenland có thể lên tới 10.000 tỉ USD, dựa trên các tính toán của trường ĐH Kinh tế Plekhanov (Nga).

Đất hiếm và Bắc Cực

Hồi tháng 5 mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong cuộc họp tại Hội đồng Bắc Cực ở Phần Lan đã cho rằng, Mỹ cần ngăn chặn sự hiện diện của Nga và Trung Quốc ở Bắc Cực.

 Ông Pompeo đã lưu ý việc Trung Quốc chỉ “cách Bắc Cực 1.450km”, và dù không được xem là một phần của Bắc Cực nhưng Bắc Kinh đang sáng tạo nên khái niệm “gần Bắc Cực”.

Với vị trí địa lý của mình, Greenland trở nên quan trọng với các bên. Trên thực tế, Mỹ hiện đang có căn cứ quân sự Thule Air Base, nằm ở tây bắc Greenland và chỉ cách Bắc Cực hơn 900km. Tuy nhiên, những động thái tăng cường ảnh hưởng của Bắc Kinh và Moscow ở đây, rõ ràng đã khiến Washington không thể không lo lắng.

Nhà cửa của cư dân trên đảo cũng đẹp hút hồn 

Ngay tại Greenland, Trung Quốc dường như đang đẩy mạnh hoạt động của mình nhằm gia tăng sự hiện diện. Tờ Forbes hé lộ, lợi ích của Bắc Kinh có thể nhìn thấy qua hoạt động của Greenland Minerals.

Đây là công ty của Úc nhưng lại có cổ đông chiếm cổ phần lớn nhất (11%) là Shenghe Resources Holdings, doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất đất hiếm ở Trung Quốc, một thành phần quan trọng trong sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử, công nghệ và cả quân sự.

Trung Quốc hiện là quốc gia khai thác, xuất khẩu đất hiếm lớn nhất thế giới, chiếm đến 80% tổng lượng toàn cầu. Đặc biệt, giữa thời điểm cuộc thương chiến Mỹ - Trung leo thang, đã có những gợi ý về việc Bắc Kinh sẽ sử dụng đất hiếm làm vũ khí đáp trả Mỹ.

Nếu nhìn từ những góc độ trên, có thể hiểu được vì sao Greenland lại trở nên đặc biệt như vậy trong mắt ông Trump và giới chức Mỹ. Cho dù không phải tới lúc này, Mỹ mới để ý tới Greenland. Năm 1946, Washington từng có kế hoạch chi 100 triệu USD, tương đương 1,3 tỷ USD theo thời giá hiện tại, để mua đứt Greenland.

 

(Forbe; CNN; SCMP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Sau ATACMS, Ukraine phóng loạt tên lửa Storm Shadow vào Nga

Ukraine đã phóng một loạt tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh vào lãnh thổ Nga hôm 20/11, chỉ một ngày sau khi sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.