| Hotline: 0983.970.780

Đất hiếm là gì? Vì sao hiếm?

Thứ Bảy 08/06/2019 , 13:10 (GMT+7)

Tuy Chính phủ Trung Quốc chưa tuyên bố hạn chế xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ nhằm trả đũa các biện pháp cứng rắn về thương mại của Washington nhưng báo chí Trung Quốc đã bóng gió nói đến khả năng này. Theo các chuyên gia, nếu việc này xảy ra, nó sẽ tác động đến nhiều ngành công nghiệp của Mỹ, kể cả ngành sản xuất vũ khí.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm một mỏ đất hiếm ở Giang Tây, Trung Quốc.

Vậy đất hiếm là gì và vì sao chúng có vai trò quan trọng, vì sao Trung Quốc có thể dùng chúng làm vũ khí mặc cả trong cuộc chiến tranh thương mại khốc liệt và dai dẳng giữa Mỹ và Trung Quốc?
 

Đất hiếm có hiếm?

Đất hiếm là một nhóm 17 loại vật chất có từ tính và tính điện hóa đặc biệt. Chúng bao gồm các chất như gadolinium, lanthanum, cerium và promethium, có vai trò thiết yếu trong sản xuất thuốc điều trị ung thư, điện thoại thông minh và các công nghệ năng lượng tái tạo.

Các loại vật chất này đã được Hiệp hội Thăm dò địa chất Mỹ xếp hạng “cực kỳ quan trọng” cho các ngành công nghiệp, bao gồm cả ngành sản xuất vũ khí.

Theo tờ Guardian, đất hiếm thực ra không quá hiếm. Chúng có thể được tìm thấy khắp nơi trên bề mặt vỏ trái đất. Tuy nhiên, điều đáng kể là chúng thường được phân bố với trữ lượng thấp, khó khăn và đắt đỏ trong khai thác.

Hoạt động khai thác đất hiếm, hơn thế, có thể tàn phá môi trường. Các mỏ khai thác đất hiếm đặt hệ sinh thái vào thế nguy hiểm khi thải ra các sản phẩm phụ gốc kim loại, gây ô nhiễm nguồn nước.

Cho đến nay, Trung Quốc là nước sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới, chiếm 70% sản lượng toàn cầu. Nước này có trữ lượng đất hiếm chiếm 37% thế giới.

Hiệp hội Thăm dò địa chất Mỹ năm ngoái ước tính rằng trữ lượng đất hiếm của toàn thế giới là 120 triệu tấn trong đó Trung Quốc 44 triệu tấn, 22 triệu tấn ở Brazil và 18 triệu tấn ở Nga. Tại Việt Nam, trữ lượng đất hiếm khoảng 20 triệu tấn, phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc, theo một tài liệu được dẫn trên báo chí.

Đất hiếm neodymium được trưng bày ở Trung Quốc.

Sẽ là một cú đánh mạnh vào Nhà Trắng nếu Chính phủ Trung Quốc dùng đất hiếm làm đòn tấn công, bởi Mỹ phụ thuộc Trung Quốc 80% nhu cầu đất hiếm trong giai đoạn 2014-2017.

Biên tập viên Hồ Tích Tấn của Hoàn cầu thời báo viết trên mạng xã hội: “Dự vào những gì tôi biết, Trung Quốc đang nghiêm túc xem xét khả năng hạn chế xuất khẩu đất hiếm qua Mỹ”.

Việc sử dụng đất hiếm trên thế giới nói chung và Mỹ nói riêng rất phổ biến, từ ngành hàng tiêu dùng tới công nghiệp quốc phòng.

Đất hiếm được sử dụng trong y tế, bao gồm việc sản xuất các thiết bị phẫu thuật, thuốc trị ung thư, máy tạo nhịp tim, thuốc viêm khớp. Chúng cũng có thể được tìm thấy trong ống nhòm, động cơ máy bay, hoặc chất phụ gia trong hệ thống khí thải xe hơi nhằm giảm phát thải.

Một trong những loại đất hiếm là neodymium được sử dụng để chế tạo thiết bị laser hồng ngoại cho mục đích quân sự. Các hãng sản xuất thiết bị quân sự như BAE của Anh sử dụng đất hiếm để chế tạo cảm biến cho hệ thống tên lửa.

Đất hiếm còn được tìm thấy trong các đồ gia dụng. Chúng giúp máy tính và điện thoại thông minh nhẹ hơn, nhỏ hơn và hiệu quả hơn.

Vận chuyển đất hiếm ở Liên Vân Cảng, Giang Tô, Trung Quốc.

Ví dụ, tập đoàn điện tử Apple phải dựa vào nguồn cung đất hiếm để sản xuất các linh kiện cho sản phẩm của mình, bao gồm máy ảnh và loa phát cho các thiết bị cầm tay, máy tính xách tay. Hãng nói khi đã sử dụng, đất hiếm khó có thể tái chế để dùng lại bởi trên mỗi sản phẩm, số lượng đất hiếm là rất ít. Đất hiếm còn là vật liệu cần thiết để sản xuất pin nạp cho ô tô điện, sản xuất tivi.
 

Vì sao Trung Quốc thống lĩnh?

Một câu hỏi đặt ra là Trung Quốc chỉ chiếm 37% trữ lượng toàn thế giới về đất hiếm nhưng có vai trò thống lĩnh trên thị trường? Năm 2010, khi tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nổ ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Tokyo đã cáo buộc Bắc Kinh cố tình ngừng cung cấp đất hiếm vì lý do chính trị.

Mặc dù đất hiếm có ở nhiều nước như Malaysia, Brazil, Estonia, Australia, Ấn Độ, Nam Phi hay Canada…, rất ít các nhà cung cấp có thể khỏa lấp chỗ trống nếu Trung Quốc ngừng xuất khẩu. Mỹ cũng tự khai thác đất hiếm, với một mỏ duy nhất ở bang California. Mỏ Mountain Pass xuất khẩu khoảng 50.000 tấn quặng đất hiếm sang Trung Quốc để xử lý công đoạn tuyển và sàng lọc, tinh chế.

Tuy nhiên, trong tháng này, công ty Lynas của Úc đã ký thỏa thuận với công ty hóa chất Blue Line ở bang Texas, Mỹ xây dựng một nhà máy xử lý quặng ở trên đất Mỹ.

Khai thác đất hiếm ở mỏ Mountain Pass, bang California, Mỹ.

Một số công ty Mỹ khác, ví dụ Rare Earth Salts, được cho là đang tái chế các bóng đèn huỳnh quang để thu lại đất hiếm chiếm 20% thành phần của mỗi bóng đèn.

Nếu hạn chế xuất khẩu đất hiếm, Trung Quốc có thể nói đã thực hiện đúng câu nói của tiền nhân họ là “nhất tiễn hạ song điêu”, một mũi tên bắn trúng nhiều đích, trong đó có ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Asia Times cho hay, mỗi tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Mỹ sử dụng 4,1 tấn kim loại đất hiếm, còn tàu khu trục lớp Arleigh Burke chủ lực trong các hạm đội Mỹ sử dụng 2,3 tấn. Trong khi đó, Mỹ có 66 tàu loại này đang hoạt động và 14 tàu đang đóng hoặc đã lên kế hoạch đặt đóng.

Một ví dụ khác: mỗi chiếc tiêm kích tàng hình tối tân F-35 Joint Strike Fighter cần gần 450 kg kim loại đất hiếm. Đã có 380 chiếc F-35 được sản xuất và chỉ riêng Mỹ sẽ cần tới 2.663 chiếc. Nhật Bản cũng vừa đặt mua thêm 105 chiếc F-35.

Theo Liên minh Công nghệ đất hiếm, hệ thống điện trên máy bay sử dụng nam châm vĩnh cửu samarium-cobalt (một loại kim loại đất hiếm) để sản sinh dòng điện. Các loại nam châm này rất quan trọng đối với nhiều hệ thống vũ khí quân sự khác. Hơn nữa, máy bay sử dụng thiết bị truyền động nam châm đất hiếm để điều khiển các bề mặt trong quá trình vận hành. Các bề mặt phủ gốm chịu nhiệt được ứng dụng trên động cơ máy bay nhằm bảo vệ các chi tiết máy bằng hợp kim. Lớp phủ gốm duy trì được tính chịu nhiệt nhờ vào yttrium oxide - một loại đất hiếm quan trọng giúp ngăn chất chịu lửa zirconia biến đổi hình dạng ban đầu.

(Kiến thức gia đình số 23)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm