| Hotline: 0983.970.780

Đào tạo hơn 1,8 triệu lao động nông thôn học nghề nông nghiệp

Thứ Năm 05/12/2019 , 10:32 (GMT+7)

Ngày 8/11, Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Sở NN-PTNT Quảng Bình tổ chức hội thảo giải pháp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

 

 Nhiều giải pháp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn được đưa ra tại hội thảo.

Hội thảo cũng đánh giá tình hình thực hiện QĐ số 68/2013/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Giai đoạn 2016 - 2019, chương trình đào tạo nghề của Bộ NN-PTNT đã hỗ trợ đào tạo cho  hơn 1,8 triệu lao động nông thôn học nghề nông nghiệp với tổng kinh phí được giải ngân khoảng 2.300 tỷ đồng. Trong đó, lao động có trình độ sơ cấp là 15.000 người; trình độ cao đẳng và trung cấp 300.000 người.

Chương trình đào tạo nghề đã cơ bản bảo đảm mục tiêu về số lượng lao động được đào tạo chính quy, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, hình thành đội ngũ lao động lành nghề. Góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững và phù hợp với tái cơ cấu ngành nông nghiệp...

Qua hơn 5 năm thực hiện QĐ 68, ngoài ngân sách trung ương, nhiều địa phương trong cả nước đã ban hành chính sách hỗ trợ để khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện cơ giới hóa, chế biến, bảo quản nông sản, nông nghiệp công nghệ cao, tiêu thụ nông sản cho nông dân, đồng thời huy động nguồn vốn cho nông dân vay để đầu tư sản xuất.

Tính đến tháng 5/2019, doanh số cho vay đạt trên 11.000 tỷ đồng từ vốn tín dụng Nhà nước; vốn đối ứng của các tổ chức, cá nhân trên 5.000 tỷ đồng. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ lãi suất hơn 1.000 tỷ đồng. Hiện cả nước có 580 dự án liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến, thương mại sản phẩm nông nghiệp và hàng ngàn chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp an toàn được cấp chứng nhận chất lượng. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm tăng từ 80% năm 2015 lên 95% năm 2018.

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2021 - 2030.

Trong đó, tập trung nhiệm vụ đào tạo nghề gắn với thực hành tại thực địa, các doanh nghiệp, hợp tác xã; điều chỉnh, cơ cấu lại hệ thống dạy nghề nông nghiệp; hỗ trợ các cơ sở dạy nghề có uy tín. Rà soát bổ sung điều chỉnh danh mục nghề nông nghiệp; tiếp tục khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, sản xuất theo hướng bền vững, công nghệ sạch.

Hội thảo cũng đã thông qua các đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 68 của Thủ tướng Chính phủ.

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.