| Hotline: 0983.970.780

DAP-AVAIL “cứu cánh” vùng đất phèn

Thứ Sáu 25/04/2014 , 06:40 (GMT+7)

Khi bón phân DAP-Avail thì số lượng phân cần giảm xuống khoảng 30% so với khi ta bón phân DAP thông thường.

Từ ngày Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền được độc quyền phân phối chế phẩm Avail để gắn với phân lân dưới dạng DAP+ đã được đông đảo bà con nông dân trong và ngoài nước như Lào, Campuchia, Myanmar… nhiệt liệt đón nhận bởi sự hiệu quả bất ngờ.

Vì rằng khi sử dụng loại DAP+ thì nhận thấy số lượng P giảm xuống mà năng suất lúa vẫn có xu hướng cao hơn những nền phân do nhà nông áp dụng, tiền lời thu được cũng cao hơn. Tuy nhiên, bên cạnh phân DAP thông thường lại xuất hiện dạng phân DAP+.

Thấy lạ, nên có nhiều nông dân viết thư hỏi phân DAP+ là gì? Ngoài bón cho lúa có thể dùng cho cây ăn quả và hoa màu được không? Có người lại hỏi phân này có bón cho lúa trên đất phèn được không?...

Theo đó, P+ trong phân DAP+ có nghĩa là chất P trong phân này có hiệu quả cao hơn chất P trong DAP thông thường. Lý do chính là phân lân khi bón vào đất, do đất luôn luôn có sự hiện diện các chất sắt (Fe+2) và nhôm (Al+3).

Những ion này khi gặp P sẽ nhanh chóng kết hợp với lân thành dạng hợp chất có chứa P, nhưng bộ rễ cây (lúa và các cây khác) rất khó hút được P, nên hiệu quả của lân bón vào đất; đặc biệt là trên đất phèn rất thấp. Nhưng khi bón DAP+ vào thì hiệu quả của P do lúa sử dụng sẽ được tăng lên từ 20 - 50%. Có được điều đó là do công của chế phẩm Avail.

phn-dp145425238

Để dễ hiểu hơn, Bình Điền đã thay đổi dạng DAP+ thành dạng phân DAP-Avail. Tóm lại, phân DAP+ và DAP-Avail thực chất là một. Sử dụng DAP+ rồi thì nay dùng DAP-Avail không khác gì nhau. Kỹ thuật bón DAP bình thường như thế nào thì kỹ thuật bón DAP+ hay DAP-Avail cũng như vậy. Chỉ có điều khác là khi bón phân DAP-Avail thì số lượng phân cần giảm xuống khoảng 30% so với khi ta bón phân DAP thông thường.

Số liệu điều tra của Nguyễn Đức Thuận và cộng sự được thu thập tại xã Mỹ An, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) vào các năm 2005, 2006 cho thấy: Trên mô hình trồng 2 vụ lúa không có đê bao, nông dân đã bón mức phân cao là 178,7 kg N + 191,2 kg lân (P205) và 112, 4 kg kali (K20). Mức bón trung bình cũng đạt 99 kg P205 cho vụ ĐX.

 Trên nền 3 vụ lúa có đê bao hở, bà con bón mức phân cao nhất là 203 kg N+ 189,7 kg P205 và 94 kg K20/ha. Mức trung bình cũng bón đến 90,7 kg P205/ha vụ TĐ. Dù vùng này là đất phèn đã được cải tạo trồng lúa đến trên 20 năm, nhưng lượng phân lân bón cho 1 vụ lúa như vậy lá khá cao.

Thực tế sử dụng DAP-Avail như thế nào? Chúng tôi xin trích dẫn một số kết quả thu được ở tỉnh Đồng Tháp để tiện tham khảo.

Bảng 1: Hiệu quả của phân DAP-Avail đối với lúa trên đất Đồng Tháp

(Trình diễn thực hiện trên 50 hộ, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười, ĐX 2012-2013, từ 11/2012 đến tháng 3/2013). Nền phân Đầu Trâu: 115 kg 46A + 60 kg DAP - Avail + 20 kg K60 Đầu Trâu +120 kg ĐTTE - Agrotain Lúa 2). Nền phân đối chứng: 100 kg ure + 100 kg DAP thường + 150 kg kali + 100 kg NPK 23-23-0+100kg 16-16-8).

Tóm tắt hiệu quả sử dụng phân Đầu Trâu có bọc Avail (DAP-Avail, trước đây là DAP+) phối hợp với N được bọc Agrotain đến năng suất, hiệu quả kinh tế cho lúa trên đất phèn ĐBSCL như sau:

         Chỉ tiêu

Phân  Đầu Trâu

Hộ ông  Mười

N+P205+K20 (kg/ha)

81-32-36

103-85-98

Tăng giảm so Đầu Trâu

 

22N+53P205+62 K20

Tiền phân (đ)

4.052.000

7.430.000

Tỷ lệ so vơi tổng chi %

19,7

31,1

Thuốc BVTV (đ)

2.842.500

2.842.500

Tỷ lệ so tổng chi %

13,8

12,0

Công lao động (đ)

11.140.000

11.140.000

Tổng chi (đ)

20.480.500

23.858.500

Năng suất lúa (kg/ha)

6.870

6.640

Tăng giảm so đ/c (kg)

+230

 

Giá thành (đ/kg)

2.981

3.593

Tổng thu (đ)

37.098.000

35.856.000

Lợi nhuận

16.617.500

11.997.500

Tăng/giảm, thu (đ)

4.620.000 ((38,5%)

 

(Nguồn: Trung tân Khuyến nông Đồng Tháp) 

Bảng 2. Hiệu quả của DAP-Avail đến năng suất lúa vụ ĐX, xã Phú Điền, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp (gieo 11/2012 - tháng 3/2013).

 

        Chỉ tiêu

Nền phân Đầu Trâu

Nền phân hộ ông Phúc

N+P204+K20 (kg/ha)

81-32-36

76-66-51

(Chênh lệch so với đ/c)

 

-5N+34P205+15 K20

Tiền phân (đ)

3.692.000

4.454.000

Tỷ lệ so tổng chi %

18,0

21,0

Thuốc BVTV (đ)

2.677.000

2.677.000

Tỷ lệ % so tổng chi

13,0

12,5

Công lao động (đ)

11.592.000

11.592.000

Tổng chi (đ)

20.525.000

21.287.000

Năng suất lúa (kg/ha)

6.830

6.680

Tăng so đ/c (kg/ha)

+150kg

 

Giá thành (đ)/kg)

3.005

3.187

Giá bán (đ/kg)

5.400

5.400

Tổng thu (đ/ha)

36.882.000

36.072.000

Lợi nhuận (đ/ha)

16.357.000

14.785.000

Tăng so đ/c: đ & %

+1.572.000 (10,6%)

 

(Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Đồng Tháp) 

- Số lượng trình diễn: 65.

- Bình quân nền phân Đầu Trâu: 87N - 44 P205 - 59 K20/ha.

- Bình quân nền phân của nông dân: 105 N - 63 P205 - 62 K20/ha.

- Mức phân tiết kiệm được do sử dụng phân Đầu Trâu: 21% N 30% P205 và 10% K20.

- Giảm chi phí đầu tư phân, thuốc, công lao động do đó giảm tổng chi phí cho SX lúa, dẫn đến giảm giá thành SX.

- Năng suất lúa cao hơn đối chứng 273 kg/ha (4,3%).

- Lợi nhuận mang lại cao hơn đối chứng là 3.546.213 đ/ha (33,4%).

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.