| Hotline: 0983.970.780

Đau đầu bài toán tuyển thú y viên [Bài 2] Khuyết nhân viên tại 12 xã

Thứ Ba 21/03/2023 , 09:29 (GMT+7)

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Trị, toàn tỉnh hiện còn 12 xã tại 3 huyện Hướng Hóa, Triệu Phong và Đakrông chưa tuyển được nhân viên thú y.

Nhân viên thú y đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh. Ảnh: Võ Dũng.

Nhân viên thú y đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh. Ảnh: Võ Dũng.

Ngày 23/5/2017, tại Kỳ họp thứ 4, Khóa VII, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ra Nghị quyết về việc Kiện toàn mạng lưới Khuyến nông và Thú y cơ sở giai đoạn 2017-2020.

Theo đó, nhân viên thú y các xã, phường, thị trấn và cộng tác viên thú y có nhiệm vụ giúp UBND cấp xã triển khai các hoạt động thú y, hướng dẫn phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở địa bàn cấp xã.

Thời điểm đó, toàn tỉnh Quảng Trị đã tuyển được 142 nhân viên và 253 cộng tác viên thú y. Nhân viên thú y được hưởng phụ cấp hàng tháng với hệ số từ 1-1,25, tương ứng với trình độ từ sơ cấp đến đại học. Cộng tác viên thú y được hưởng phụ cấp hàng tháng từ 0,5 đến 0,75 tương ứng với trình độ từ sơ cấp đến đại học.

Các nhân viên thú y sẽ được hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội bằng 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất, đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% quỹ tiền lương tháng, đóng bảo hiểm y tế bằng 3% lương tháng (cho những người có đăng ký tham gia bảo hiểm y tế)…

Ngày 9/12/2021, tại kỳ họp thứ 6, Khóa VIII, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Trị ra Nghị quyết 161/2021/NQ-HĐND. Theo đó, các xã trên địa bàn huyện sẽ được bố trí 126 suất để làm công tác thú y. Mỗi suất được hưởng mức phụ cấp bằng hệ số 1,15 mức lương cơ sở/tháng.

Với Nghị quyết 161, tất cả các nhân viên thú y xã phải có trình độ trung cấp nghề thú y. Nghị quyết 161 không nhắc đến hệ thống cộng tác viên thú y thôn bản đồng nghĩa với việc hệ thống này hoàn toàn tan rã.

Câu chuyện tưởng chừng đang từng bước chuẩn hóa trình độ cho nhân viên thú y xã nhưng lại gây ra những khó khăn trong công tác tuyển dụng. Một số người có thâm niên nhân viên thú y xã nhưng không có bằng trung cấp bị “bỏ rơi”. Người có trình độ lại không chấp nhận “sống mòn” với đồng phụ cấp ít ỏi.

Đầu tiên là đối với các huyện vùng đồng bằng, trung du. Hầu hết những người trẻ có trình độ trung cấp đều không chấp nhận với mức phụ cấp thấp nên đã nộp vào làm tại một số trang trại với mức lương cao hơn nhiều lần hoặc chấp nhận bỏ bằng cấp đã học để đi làm công nhân. Vì vậy, sau nhiều cố gắng, một số huyện vùng đồng bằng của tỉnh Quảng Trị mới tuyển được số lượng nhân viên thú y xã theo đúng định biên.

Nhiều xã rơi vào cảnh bĩ cực vì thiếu nhân viên thú y. Ảnh: Võ Dũng.

Nhiều xã rơi vào cảnh bĩ cực vì thiếu nhân viên thú y. Ảnh: Võ Dũng.

Ở chiều ngược lại, các huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Trị lại không thể tìm được người có trình độ trung cấp ứng tuyển nhân viên thú y. Trong khi đó, những người đã từng đảm nhận công tác nhân viên thú y hàng chục năm trời, nay đã đi qua gần hết hành trình hành nghề thú y, họ có năng lực, uy tín và lòng nhiệt huyết nhưng chỉ có chứng chỉ hành nghề, thông qua các lớp tập huấn hoặc trình độ sơ cấp lại không đủ tiêu chuẩn.

Vì thế, dù đã triển khai công tác tuyển nhân viên thú y từ hơn 1 năm nay nhưng theo thống kê, toàn tỉnh Quảng Trị còn có 12 xã khuyết nhân viên thú y. Trong đó, huyện Hướng Hóa hiệ còn 9 xã, Triệu Phong 2 xã và Đakrông 1 xã.

Ở những xã chưa tuyển được nhân viên thú y, công chức địa chính nông nghiệp được giao phụ trách công tác thú y. Tuy nhiên, hầu hết đều không có trình độ chuyên ngành thú y nên vào vụ tiêm phòng hoặc khi xuất hiện dịch bệnh, các địa phương lại phải trích từ các nguồn chi để hợp đồng thời vụ với các nhân viên thú y, cộng tác viên thú y thôn bản cũ.

Tuy nhiên, việc hợp đồng không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió vì đa phần họ đều có công việc mới. Các trạm Chăn nuôi, Thú y nhiều thời điểm phải cử cán bộ xuống các xã để tổ chức tiêm phòng vì các địa phương này không tìm ra người để hợp đồng.

Khuyết nhân viên thú y, nhiều xã rơi vào cảnh bĩ cực

“Cán bộ được giao phụ trách cũng cảm thấy áp lực vì kiêm nhiệm nhiều việc. Cao điểm chiến dịch tiêm phòng tìm người để hợp đồng không dễ. Đàn gia súc địa phương đa phần chăn thả rông, dễ lây lan dịch bệnh nên từ khi chưa tuyển được nhân viên thú y chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh”, ông Nguyễn Văn Thủy, Chủ tịch UBND xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa cho hay.

Xem thêm
Nuôi gà đồi sinh học bán theo con giá nửa triệu đồng

QUẢNG BÌNH Cơ sở này nuôi gà thả đồi thời gian dài 7-8 tháng, thịt gà săn chắc, thơm ngon nên bán lẻ theo con 500.000 - 600.000 đồng/con.

Từ cánh đồng truyền thống đến vùng lúa phát thải thấp

ĐBSCL An Giang và Đồng Tháp đang tạo dấu ấn trong hành trình chuyển đổi sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, góp phần phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững vùng ĐBSCL.

Long An: Tín hiệu tích cực từ phát triển chuyên canh lúa chất lượng cao

Long An Long An đạt được kết quả khả quan với năng suất lúa tăng, chi phí sản xuất thấp khi triển khai thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Chuyện nước mắm, tương, nem chua... và vấn đề amin sinh học

Nhóm nghiên cứu amin sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam muốn giúp những sản phẩm lên men truyền thống của người Việt an toàn hơn, giá trị hơn, hướng tới xuất khẩu.

Quảng Ngãi bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững

Quảng Ngãi xác định phát triển nghề cá theo hướng giảm các ngành nghề tận diệt, tăng nghề thân thiện với môi trường để bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.

Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan

Đồng Tháp Việc chuyển giao và tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Vương quốc Thái Lan về Việt Nam là dấu mốc quan trọng nhằm bảo tồn sếu đầu đỏ.