| Hotline: 0983.970.780

Đầu ra - bi kịch

Thứ Tư 11/04/2012 , 10:25 (GMT+7)

Ngay cả những ngành đang thừa nhân lực sau cơn sốt cách đây vài năm thì lượng tuyển sinh và các hệ tuyển sinh vẫn không ngừng mở rộng.

Mở ngành tràn lan, VN sẽ đối mặt với nhân lực kém chất lượng (Ảnh minh họa)

Ngay cả những ngành đang thừa nhân lực sau cơn sốt cách đây vài năm thì lượng tuyển sinh và các hệ tuyển sinh vẫn không ngừng mở rộng.

>> Đua nhau nở rộ

Mở ngành vô tội vạ, chất lượng thả nổi

Hiện nay, cả nước có 284 cơ sở tham gia đào tạo du lịch, trong đó 62 trường ĐH, 80 trường CĐ, 117 trường trung cấp, 2 công ty và 23 trung tâm. Ở bậc ĐH, chưa có trường ĐH nào chuyên về du lịch mà chỉ có các khoa du lịch.

Chung tình trạng với ngành tài chính ngân hàng là trong đào tạo du lịch, có rất nhiều trường mở ngành này một cách “trái khoáy”. Có thể lấy ví dụ ở khu vực miền Bắc có các trường như ĐH Công nghiệp Việt Hung, ĐH Kinh doanh & Công nghệ cùng một loạt các trường ĐH mới thành lập như ĐH Lương Thế Vinh, Chu Văn An, Thành Đô, Sao Đỏ,… Ở bậc CĐ, một loạt trường cùng nhảy vào đào tạo ngành này như CĐ Bách nghệ Tây Hà, CĐ Sư phạm Hà Nội, CĐ Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc,…

Tại khu vực phía Nam, có nhiều trường ĐH, CĐ “không liên quan” cũng mở thêm ngành du lịch nhằm thu hút thí sinh. Có thể kể vài cái tên như ĐH Công nghiệp TP HCM, ĐH Kỹ thuật- công nghệ TP HCM, ĐH Sư phạm,… và một loạt trường ĐH dân lập vừa ra đời như ĐH An Giang, Cần Thơ, Tây Đô, Võ Trường Toản,… Hệ CĐ của khu vực này tham gia đào tạo ngành du lịch gồm có CĐ Công kỹ nghệ Đông Á, CĐ Tư thục Đức Trí, CĐ Bến Tre, CĐ Cần Thơ,…

Hệ quả của việc mở ngành rồi đào tạo tràn lan là chất lượng nhân sự trong lĩnh vực này không đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam cho rằng: “Hệ thống trường đào tạo chuyên ngành du lịch trên cả nước tuy nhiều nhưng chất lượng không đáp ứng được yêu cầu. Việc đào tạo nặng về lý thuyết mà thiếu kiến thức thực tế đang trở thành vấn nạn ở các trường du lịch hiện nay”.

Theo ông Bình thì ngay cả hướng dẫn viên du lịch quốc tế cũng không được đào tạo ngoại ngữ đến nơi đến chốn, khi ra trường không đủ khả năng phiên dịch chứ chưa nói gì đến chuyện làm hướng dẫn viên với yêu cầu cơ bản là cung cấp cho du khách những thông tin cần thiết về các điểm đến!

Trong khi những người làm trong ngành du lịch vẫn đang khẳng định ngành “thiếu nhân lực trầm trọng thì một bộ phận lớn sinh viên ngành này ra trường lại lao đao vì không kiếm được việc làm. Lý giải nghịch lý này, ông Bình thẳng thắn: “Ngành du lịch vẫn cần nhiều nhân lực nhưng là nhân lực có chất lượng. Có em sinh viên hỏi là em không biết gì, không giỏi ngoại ngữ, làm sao xin vào các công ty du lịch lớn? Nhưng không chỉ sinh viên, lỗi còn nằm ở phía nhà trường. Các trường chạy theo kinh doanh, đua nhau kéo sinh viên về mà không cần biết đến chất lượng dạy học”.

Sự phản ứng như trên của những nhà tuyển dụng với các sản phẩm của hệ thống giáo dục là tất yếu. Thế nhưng, một nghịch lý nữa lại xuất hiện là trong khi nhân lực những năm trước thất nghiệp vì không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng thì mùa tuyển sinh năm sau lại có chỉ tiêu cao hơn năm trước (nhất là trong khi các trường được tự quyết vấn đề chỉ tiêu tuyển sinh như hiện nay).

Có thể lấy khoa Du lịch của ĐH Huế làm ví dụ. Năm 2012, chỉ tiêu tuyển sinh của khoa này tăng thêm 10% (lên 350 chỉ tiêu), gồm các ngành: Du lịch học 150 chỉ tiêu, Quản trị kinh doanh 350 chỉ tiêu. QTKD (chuyên ngành QTKD du lịch- khách sạn, liên kết đào tạo với Trường ĐH Perpignan- Pháp) xét tuyển thí sinh khối A, D theo đề thi chung của Bộ GD- ĐT, đạt từ điểm sàn trở lên: 50 chỉ tiêu. Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật & du lịch Sài Gòn cũng tuyển sinh 3.000 chỉ tiêu năm 2012, trong đó ngành du lịch tăng 10- 15%.

Ngành du lịch chỉ là một trong nhiều ngành rơi vào tình trạng đào tạo tràn lan rồi thả nổi chất lượng. Có nhiều ngành đã bão hòa nhân lực nhưng vẫn tăng chỉ tiêu đào tạo và chất lượng thì không ai nói trước được là có hơn trước hay không.

Có thể kể tên một vài ngành như tiếng Anh, ngôn ngữ học, sư phạm Toán, Văn, … Ngay tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), môn ngoại ngữ bậc THCS đang có hàng chục giáo viên trong biên chế không thể sắp xếp đứng lớp nhưng không thể cho nghỉ hưu vì chưa đến tuổi nghỉ!

Trong khi đó, chỉ tiêu đào tạo các ngành này của các trường sư phạm thì không có dấu hiệu giảm, nếu giảm về số lượng thì các trường sẽ hạ điểm chuẩn để có thể tuyển đủ, tránh nguy cơ "khai tử" ngành! Tại khu vực miền Trung, tuy căn cứ không rõ ràng nhưng 2 trường ĐH lớn là ĐH Đà Nẵng và ĐH Huế đều tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm và ngoại ngữ lên thêm từ 200- 250 chỉ tiêu so với năm 2011.

Tuyển sinh tràn lan: Tổn thất lớn cho xã hội

Theo thống kê của Bộ GD- ĐT, chỉ tính riêng 6 tháng cuối năm 2011 đã có 33 trường ĐH, CĐ xin mở thêm 54 ngành. Trong số này có 8 hồ sơ xin mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, 25 hồ sơ xin mở ngành trình độ thạc sĩ, 17 hồ sơ trình độ ĐH và 4 hồ sơ trình độ CĐ.

Theo đánh giá của Bộ GD- ĐT, vẫn còn một số trường xây dựng hồ sơ mở ngành không đúng quy định, đội ngũ giảng viên cơ hữu không bảo đảm, đăng ký ngành đào tạo chưa có trong danh mục ngành và không trình bày được lý do đăng ký mở ngành chưa có trong danh mục.

Thời gian qua, việc mở ngành tràn lan đã khiến rất nhiều ngành học phải đóng cửa vì không tuyển được thí sinh do không dự báo được nhu cầu của người học. GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD- ĐT cho rằng việc mở ngành rồi đào tạo tràn lan như trên sẽ gây ra một hậu quả lớn là đất nước sẽ phải sử dụng một nguồn nhân lực kém chất lượng. Hậu quả ngay trước mắt là nhiều sinh viên sẽ không kiếm được việc làm bởi xã hội không có nhu cầu.

“Nếu đào tạo tràn lan như trên, sẽ đến một lúc nào đó các ngành phải đóng cửa vì không có thí sinh. Đây là một tổn thất lớn cho toàn xã hội, trong đó đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nhất chính là sinh viên và gia đình của các em. Thật là bi kịch”, GS Hạc nhấn mạnh.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm