| Hotline: 0983.970.780

Đầu tư khai thác năng lượng điện từ mặt trời

Thứ Hai 22/04/2019 , 08:34 (GMT+7)

Để tạo nguồn điện phục vụ đời sống khi thời tiết nắng nóng kéo dài, ngành công thương tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ và khuyến khích người dân đầu tư hệ thống điện mặt trời.

Hệ thống này không chỉ giảm áp lực cho hệ thống lưới điện quốc gia mà còn giúp nhiều hộ dân tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể trong sinh hoạt.

Ông Nguyễn Văn Nương - chủ cơ sở sản xuất bột Tư Nương ở khóm 2, phường 2, TP Sa Đéc cho biết, cuối năm 2018 ông đầu tư lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái nhà với tổng kinh phí 154 triệu đồng với tổng số 18 tấm pin, mỗi tấm có diện tích 1,5m2, trong đó, kinh phí hỗ trợ là 40 triệu đồng. Qua thời gian đưa vào sử dụng đã giúp cơ sở của ông tiết kiệm một khoản chi phí tiền điện khá lớn.

10-08-06_still0418_00009
Ông Nguyễn Văn Nương phấn khởi giới thiệu hệ thống điện mặt trời với mọi người

Ông Nương phấn khởi nói: “Từ khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời tôi thấy rất hiệu quả, mỗi tháng tiết kiệm được trên 1 triệu đồng, đặc biệt là tháng 2 với tháng 3 vừa rồi là tiết kiệm mỗi tháng 1,5 triệu bởi càng nắng thì tiết kiệm được càng nhiều, thứ hai nữa là điện từ mặt trời xen vào những giờ cao điểm nên giảm chi phí trong sản xuất”.

Cũng theo ông Nương, ngoài tiết kiệm điện hàng tháng, đến nay hệ thống pin năng lượng mặt trời nhà ông còn hòa vào mạng lưới điện công cộng với số dư hơn 2.000 kWh.

Tương tự, cơ sở homestay Ngôi nhà hoa ếch của anh Trần Thanh Hùng ở phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc cũng đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời. Ngoài việc giúp cơ sở của anh tiết kiệm được 1/3 chi phí tiền điện hàng tháng thì nguồn năng lượng xanh từ điện mặt trời được sử dụng cũng được khách du lịch nhất là khách quốc tế đánh giá cao.

Anh Hùng cho biết: “Khi mình sử dụng có dư thì điện đó sẽ hòa vào lưới điện, ngành điện lực sẽ ghi nhận sản lượng điện hòa lưới, sau này họ sẽ thanh toán lại cho mình”.

Theo thống kê của Sở Công thương Đồng Tháp, hiện toàn tỉnh đã có hơn 60 cơ sở sản xuất và hộ dân trên địa bàn tỉnh đầu tư với tổng công suất trên 1.870 Kwp. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, Việt Nam là nước có tiềm năng phát triển điện mặt trời do vị trí địa lý nằm gần đường xích đạo, cường độ bức xạ mặt trời trung bình từ 4,5 – 5,5 kWh/m2/ngày. Riêng địa bàn tỉnh Đồng Tháp, cường độ bức xạ năng lượng mặt trời dao động từ 4,5 - 5 kWh/m2/ngày, số giờ nắng trong năm khá cao, đạt từ 2.200 - 2.500 giờ/năm.

Do đó việc khai thác nguồn năng lượng điện mặt trời được đánh giá là có nhiều tiềm năng và việc ngày càng có nhiều hộ dân tích cực hưởng ứng sẽ là tiền đề để Đồng Tháp đẩy mạnh khai thác nguồn năng lượng này trong thời gian tới nhằm từng bước tạo thêm nguồn năng lượng sạch góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu.

10-08-06_still0418_00010
Hệ thống điện năng lượng mặt trời có ưu điểm không tốn không gian có thể tận dụng gắn trên mái nhà
Hệ thống điện năng lượng mặt trời gồm các thiết bị: Tấm pin mặt trời, máy biến tần, tủ bảo vệ và phân phối nguồn điện... Với ưu điểm là không tốn quá nhiều không gian, người dân có thể tận dụng những mái nhà, chi phí bảo trì thấp, khi vận hành không gây ra tiếng ồn, khói bụi, thân thiện với môi trường.

 

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nông dân Cao Phong chuyển đổi hàng ngàn bể phun thuốc vuông sang tròn

Hầu hết bể phun thuốc hình vuông sau một thời gian sử dụng đều bị nứt nhưng bể hình tròn thì không. Sáng kiến của ông Cường đã được hàng ngàn nhà vườn áp dụng.