| Hotline: 0983.970.780

Đầu tư lớn cho các dự án chống ngập

Thứ Năm 22/12/2022 , 14:27 (GMT+7)

Để giải quyết cơ bản bài toán ngập lụt đô thị trong thời gian tới, TP.HCM cần đẩy mạnh các dự án liên quan đến chống ngập với kinh phí lớn.

Cống kiểm soát triều Mương Chuối ở TP.HCM. Ảnh: Sơn Trang.

Cống kiểm soát triều Mương Chuối ở TP.HCM. Ảnh: Sơn Trang.

Mới đây, Sở Xây dựng TP.HCM đã có báo cáo về việc thực hiện chương trình, đề án đột phá của TP.HCM. Theo đó, từ nay đến năm 2025, Thành phố cần chi 101 nghìn tỷ đồng cho các dự án trọng điểm liên quan đến công tác chống ngập lụt trên địa bàn.

Cụ thể, từ nay đến 2025, TP.HCM cần đầu tư hơn 20.650 tỷ đồng cho các dự án thuộc Quy hoạch Thủy lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM (Quy hoạch 1547), hơn 31.000 tỉ đồng cho các dự án thuộc Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TP.HCM đến năm 2020 (Quy hoạch 752).

Từ nay đến 2025, TP.HCM kêu gọi đầu tư xây dựng 12 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị với công suất xử lý hơn 3 triệu m3/ngày, tương đương 80% lượng nước thải thu gom và xử lý trên địa bàn. Tổng vốn đầu tư cho 12 nhà máy này là gần 41.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó là các dự án khác với tổng vốn hơn 1.700 tỷ đồng.

Theo ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, để giải bài toán phòng chống ngập lụt cho Thành phố, một số dự án trọng điểm cần đẩy nhanh và có kế hoạch hoàn thành đến năm 2025, như: Xây dựng hoàn thành dự án vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè (giai đoạn 2); hoàn thành dự án cải tạo môi trường nước giai đoạn 2; cải tạo môi trường kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên (kết nối Long An qua sông Chợ Đệm và Bình Dương, Đồng Nai qua sông Sài Gòn).

Đồng thời, Thành phố cần tiếp tục triển khai nhanh dự án cải tạo hệ thống thoát nước mưa và nước thải TP.HCM (lưu vực Tham Lương – Bến Cát – Nước Lên) và dự án cải thiện hệ thống thoát nước, nước thải và thích ứng với biến đổi khí hậu tại lưu vực tây Sài Gòn.

Ông Nguyễn Đức Vũ, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP.HCM, cũng cho biết, trong thời gian tới, TP sẽ tập trung đầu tư hoàn thành các công trình thoát nước theo Quy hoạch 752 và các công trình chống ngập do triều theo Quy hoạch 1547.

Cống kiểm soát triều Cây Khô thuộc Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM. Ảnh: Sơn Trang.

Cống kiểm soát triều Cây Khô thuộc Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM. Ảnh: Sơn Trang.

Đến thời điểm này, Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) với quy mô xây dựng 6 cống kiểm soát triều và các đoạn kè xung yếu ven sông Sài Gòn đã thi công ước đạt 93% khối lượng. 2 dự án đê bao bờ tả sông Sài Gòn (đoạn từ cầu Bình Phước đến rạch Cầu Ngang và đoạn từ rạch Cầu Ngang đến Khu đô thị Thủ Thiêm) đã thi công ước đạt khoảng 76,5% khối lượng.

Trong thời gian tới, với các dự án thuộc Quy hoạch 1547, Thành phố đang tập trung giải quyết các vướng mắc, hỗ trợ nhà đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành trong đầu năm 2023.

Về Quy hoạch 752, Thành phố sẽ triển khai 54 dự án xây dựng hệ thống thoát nước để bổ sung 92,56 km cống các loại và nạo vét 60,85km kênh, rạch.

Thành phố đang chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (giai đoạn 2), dự án nạo vét rạch Bà Lớn, dự án Cải tạo rạch Xuyên Tâm, các dự án cải tạo rạch khu vực nội đô gồm Bùi Hữu Nghĩa, Văn Thánh, Bà Tiếng, Liên Xã, Ông Búp.

Thành phố đang mời gọi đầu tư xây dựng 2 hồ điều tiết Gò Dưa rộng 23ha (thành phố Thủ Đức), hồ điều tiết Khánh Hội rộng 4,8ha (Quận 4), và 5 dự án: cải tạo trục tiêu thoát nước Thủ Đào, Ông Bé, Thầy Tiêu, Cống Sông Kinh và tuyến kênh nhánh (kênh Tham Lương đến Chợ Đệm) từ nguồn xã hội hóa.

Tập trung nguồn lực hoàn thành các dự án xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước để giải quyết 18 tuyến đường trục chính thường xuyên ngập nước, gồm 16 dự án:  cải tạo hệ thống thoát nước đường Nguyễn Văn Khối, Lê Văn Thọ, quận Gò Vấp; cải tạo hệ thống thoát nước Quốc lộ 1A (từ ngã tư Bình Phước đến khu vực Đại học Quốc gia); cải tạo hệ thống thoát nước khu vực chợ Thủ Đức (Dương Văn Cam, Đặng Thị Rành, Kha Vạn Cân, Hồ Văn Tư) ...

Xem thêm
Dự kiến trình cấp thẩm quyền phương án giảm 8 bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

Phiên họp của Ban Chỉ đạo về tinh gọn bộ máy của Chính phủ đã thống nhất phương án trình cấp thẩm quyền về cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Theo đó dự kiến có 22 bộ, cơ quan, gồm 17 bộ, cơ quan ngang bộ và 5 cơ quan thuộc Chính phủ.

Ngành nông nghiệp Bình Thuận phấn đấu tăng trưởng 3 - 3,5%

Năm 2024, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông, lâm, thủy sản của tỉnh Bình Thuận ước đạt 3,43%, vượt kế hoạch đề ra.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Long An tri ân các mạnh thường quân

Ngày 11/1, UBND tỉnh Long An tổ chức Lễ tri ân các nhà tài trợ, doanh nghiệp, mạnh thường quân vì sự phát triển và an sinh xã hội tỉnh Long An năm 2024.