| Hotline: 0983.970.780

Dạy nghề bà con cần

Thứ Ba 23/10/2012 , 10:05 (GMT+7)

Tại vùng Phủ Quỳ (Nghệ An), các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề đã mở hàng trăm lớp với hàng nghìn lượt người tham gia học nghề nông.

Tại vùng Phủ Quỳ (Nghệ An), các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề đã mở hàng trăm lớp với hàng nghìn lượt người tham gia học nghề nông. Nhiều người học xong đã phát huy hiệu quả với nghề chăn nuôi- thú y, nuôi ong lấy mật.

Nhiều bà con nông dân sau khi học đã mở rộng quy mô chăn nuôi, biết cách phòng trừ dịch bệnh. Tại thị xã Thái Hoà có các xã Nghĩa Thuận, Nghĩa Mỹ, Tây Hiếu; huyện Nghĩa Đàn có các xã Nghĩa Bình, Nghĩa Hưng, Nghĩa Sơn. Đặc biệt xóm Yên Thọ - xã Nghĩa Mỹ có 16 hội viên nông dân; trong đó có nhiều bà con dân tộc Thổ tham gia học nghề. Học xong lớp chăn nuôi- thú y, bà con tự nguyện xây dựng tổ hợp chăn nuôi gà thả vườn. Hiện tại tổ SX xóm Yên Thọ có 6.000 con gà thịt và hàng vạn gà giống.

Phong trào nuôi ong lấy mật cũng phát triển rộng khắp, nhiều địa phương đã thành lập câu lạc bộ nuôi ong như: Tây Hiếu, Nghĩa Thuận, Nghĩa Mỹ (thị xã Thái Hoà); Quỳnh Châu (huyện Quỳnh Lưu) và Hội Nuôi ong huyện Yên Thành. Qua khảo sát vùng Phủ Quỳ số đàn ong nuôi tại các hộ gia đình lên tới 6.000 đàn, ngoài lợi ích kinh tế như mật ong, phấn hoa, thụ phấn cho cây trồng còn có lợi ích khác về mặt khoa học, lưu trữ phát triển nguồn gen ong nội địa (Apis Cerana) góp phần bảo tồn đa dạng sinh học vùng Phủ Quỳ.


Giờ thực hành lớp nuôi ong tại xã Hùng Thành, Yên Thành - Nghệ An

Tuy nhiên trên thực tế vẫn nảy sinh bất cập là nhiều nông dân không mặn mà đi học nghề, đặc biệt là nghề trồng trọt. Năm 2011 và 10 tháng năm 2012, vùng Phủ Quỳ hầu như chưa tổ chức mở lớp trồng trọt. Vấn đề đặt ra là tại sao nông dân không mặn mà đi học?

Tháng 6/2012, tôi có tham gia tập huấn kỹ thuật cho một huyện về trồng trọt và nuôi ong, trước khi bước vào tập huấn tôi có hỏi các học viên "Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ trọng tâm là gì?". Tôi hỏi lên đến 3 lần nhưng các học viên vẫn không biết, kể cả Chủ tịch Hội Nông dân các xã và Chi hội trưởng Hội nông dân các xóm, hội làm vườn...

Qua đó cho thấy các cấp chính quyền chưa quan tâm phổ biến quyết định này đến nông dân, coi là của trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề và Phòng LĐ-TB&XH huyện. Các nơi đào tạo nghề chưa đến tận cơ sở, từng địa phương để tư vấn kỹ thuật, tìm hiểu nông dân cần gì, vì mỗi địa phương có địa hình tự nhiên và đặc thù khác nhau, do đó có yêu cầu học nghề khác nhau.

Qua tiếp xúc với các bà con huyện Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, họ đang chuyển đổi diện tích mía năng suất thấp và bị bệnh chồi cỏ sang trồng cao su, đang cần học nghề trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su; đặc biệt nghề cạo mủ cao su nhưng không biết học ở đâu?

Nhiều đợt bùng phát dịch hại trên cây ăn quả và cây công nghiệp ở Phủ Quỳ, tại sao không mở lớp phòng trừ dịch hại trên cây trồng? Để dạy cho nông dân cái bà con cần, dạy như thế nào và cách chuyển giao TBKT đến bà con, tôi may mắn được tham gia giảng dạy một số lớp. Khi dạy phần nào tôi đặt câu hỏi phần đó để bà con thảo luận, sau đó tôi gợi ý để khích lệ sự thu hút sự chú ý của họ. Khi dạy lý thuyết hay thực hành tôi đều chia tổ để từng tổ thảo luận.

Bà con trả lời xong, giáo viên làm trọng tài chấm điểm cho từng tổ và phân tích phần được, phần chưa được. Sau đó, giáo viên trả lời toàn bộ câu hỏi. Phần trả lời của giáo viên chính là bài học. Với phương pháp dạy như vậy, lớp học rất sôi nổi, hào hứng, bà con thuộc bài ngay tại lớp. Dạy nghề cho nông dân, nếu biết cách dạy và dạy cái bà con cần sẽ thu hút bà con đến lớp ngày một đông, góp phần vào thành công trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm