| Hotline: 0983.970.780

Đẩy núi từ đáy biển lên

Thứ Năm 23/09/2010 , 10:02 (GMT+7)

Trong cuộc họp ngày 22/9 về triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM với sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát, ông Nguyễn Minh Tiến, Cục phó Cục Kinh tế hợp tác và PTNT cho hay, mục tiêu cụ thể là đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn NTM, đến 2020 có 50% số xã đạt chuẩn NTM.

Không làm cuốn chiếu 

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, sau hơn một năm quyết liệt làm ở 11 xã điểm xây dựng NTM trong toàn quốc với sự chỉ đạo sát sao của các lãnh đạo cao cấp, với nguồn vốn đầu tư rất quy mô, mà đa số các địa phương mới chỉ đáp ứng được 10-11 tiêu chí trên tổng số 19 tiêu chí cần phải đạt của NTM.

Điểm mà các xã kêu khó khăn nhất là hai tiêu chí nâng cao thu nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. “Xây dựng cơ sở hạ tầng, hễ rót tiền đầu tư thì làm rất dễ nhưng làm gì để phát triển sản xuất nhanh, tăng thu nhập cho nông dân quả thực các địa phương đang rất bí”. Cũng theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, mục tiêu cơ bản nhất trong xây dựng NTM là cải thiện đời sống nhân dân, cách làm chủ yếu nhất là do dân tự làm. “Xây dựng NTM nói một cách hình tượng là chúng ta đang đẩy một quả núi ở dưới biển lên khỏi mặt nước, năm 2015 nó phải nhô lên 20%, năm 2020 phải nhô lên 50%... Việc tiến hành xây dựng NTM sẽ làm đồng thời ở các xã trong cả nước chứ không phải hình thức cuốn chiếu. Trong quá trình làm đồng thời như vậy, một số địa phương có điều kiện sẽ thực hiện nhanh hơn, đạt được mục tiêu NTM sớm hơn”.

Vận động toàn dân xây dựng NTM

Các giải pháp chủ yếu để thực hiện chương trình trong đó đáng quan tâm nhất là cơ chế huy động vốn phải thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu Quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn. Một nét rất mới trong việc huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để triển khai chương trình là hội đồng nhân dân tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã để lại cho ngân sách xã ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng NTM. Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể do HĐND xã thông qua. Cơ chế đầu tư, chúng ta khuyến khích thực hình hình thức giao cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp từ công trình tự thực hiện xây dựng.

Thủ tướng Chính phủ vừa ra Quyết định số 1738 ngày 20/9 về thành lập Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020. Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng là Trưởng Ban chỉ đạo; ba Phó trưởng ban gồm: Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát (Phó trưởng ban thường trực), Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Hồ Xuân Hùng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Văn Trọng Lý.
Trong kế hoạch năm 2010, chọn 5 tỉnh là Phú Thọ, Thái Bình, Hà Tĩnh, Bình Phước, An Giang và 5 huyện là Nam Đàn (Nghệ An), Hải Hậu (Nam Định), Phước Long (Bạc Liêu), Phú Ninh (Quảng Nam), K’Bang (Gia Lai) để Ban chỉ đạo Trung ương tập trung chỉ đạo và phối hợp với Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM tiếp tục theo dõi 11 xã điểm nhằm rút kinh nghiệm. Ở Bộ NN & PTNT sẽ thành lập Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia, ở cấp tỉnh sẽ thành lập Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia NTM đặt tại Sở NN & PTNT, cấp xã sẽ thành lập Ban quản lý xây dựng NTM ở xã do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban. Song song với đó là hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách ở các cấp từ Trung ương đến địa phương.

Để kết hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, Bộ NN & PTNT và Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN thống nhất dự kiến triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân xây dựng NTM”. Ngoài Bộ NN & PTNT đứng vai trò làm đầu tàu trong xây dựng NTM còn phải có sự xắn tay vào cuộc, có sự phân công trách nhiệm rành rọt của các bộ, ngành khác như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công thương, Bộ Y tế…

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.