| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL bị tác động ra sao khi thủy điện Cảnh Hồng sắp giảm xả nước?

Thứ Năm 09/02/2023 , 08:23 (GMT+7)

Thủy điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) giảm xả nước xuống hạ du từ ngày 19/1 đến khoảng đầu tháng 2/2023 sẽ làm gia tăng xâm nhập mặn tại ĐBSCL.

Đập Cảnh Hồng (Trung Quốc). Nguồn: AP.

Đập Cảnh Hồng (Trung Quốc). Nguồn: AP.

Theo thông tin cập nhật từ nguồn của Ủy hội sông Mê Công Quốc tế, hồ chứa thủy điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) giảm xả nước xuống hạ du từ ngày 19/1/2023 đến khoảng đầu tháng 2 với lưu lượng còn lại khoảng 650 m3 (bằng 50% so với thời gian trước).

Việc giảm lượng xả thủy điện ở thượng nguồn sẽ làm gia tăng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long từ khoảng ngày 16/2/2023 đến khoảng nửa đầu tháng 3/2023, với phạm vi 4g/lít như sau: Vùng các cửa sông Vàm Cỏ: Vàm Cỏ Đông từ 75-80km, Vàm Cỏ Tây từ 75-85 km.

Vùng các cửa sông Cửu Long: Cửa Tiểu từ 50-55km, Cửa Đại từ 48- 53km, Hàm Luông 70-73km, Cổ Chiên từ 62-65 km, Sông Hậu từ 58-60 km.

Vùng ven biển Tây: Cống Cái Lớn – Cái Bé bảo đảm khống chế độ mặn theo yêu cầu dùng nước.

Để đề phòng ảnh hưởng của xâm nhập mặn gia tăng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạo, khẩn trương tổ chức, tăng cường theo dõi sát thông tin dự báo xâm nhập mặn của các cơ quan chuyên ngành khí tượng, thủy văn và cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đang cung cấp bản tin dự báo nguồn nước, xâm nhập mặn hằng tuần);

Khẩn trương thực hiện trữ nước trong hệ thống kênh, rạch, hồ, ao phân tán, vận hành công trình thủy lợi hợp lý để lấy nước, bảo đảm trữ đủ lượng nước ngọt sử dụng trong thời gian xâm nhập mặn gia tăng và cả trong mùa khô, đặc biệt lưu ý bảo đảm đáp ứng tối đa nhu cầu nguồn nước cho sinh hoạt và cây ăn trái.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị các địa phương thường xuyên phổ biến thông tin về tình hình xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân, tổ chức liên quan chủ động đề phòng ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến sản xuất, dân sinh. Đồng thời, chủ động sử dụng các nguồn kinh phí do địa phương quản lý để thực hiện khẩn cấp các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, lưu ý nạo vét cửa lấy nước, hệ thống kênh trục;

Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên báo cáo tình hình ảnh hưởng của xâm nhập mặn, các đề xuất, kiến nghị về Tổng cục Thủy lợi (Cục Thủy lợi) để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.