| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL cần đẩy nhanh công tác đăng ký nuôi trồng thủy sản

Thứ Tư 23/09/2020 , 21:44 (GMT+7)

Các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL cần đẩy nhanh thực hiện cấp mã số cho các cơ sở đăng ký nuôi trồng thủy sản chủ lực.

Tỉnh Sóc Trăng dẫn đầu công tác cấp mã số, cho các cơ sở đăng ký nuôi tôm. Ảnh: HP 

Tỉnh Sóc Trăng dẫn đầu công tác cấp mã số, cho các cơ sở đăng ký nuôi tôm. Ảnh: HP 

Ngày 23/9, tại TP Cần Thơ, lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ Chi cục Thủy sản các tỉnh ĐBSCL tham dự hội nghị “Đánh giá kết quả và bàn giải pháp thực hiện đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực tại ĐBSCL”, do Tổng cục Thủy sản tổ chức.

Hội nghị hướng dẫn các địa phương tuyên truyền, triển khai công tác cấp mã số cho những hộ đủ điều kiện, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để triển khai nhân rộng, giúp cơ sở sản xuất, người nuôi thủy sản thuận lợi hơn trong tiêu thụ... Đây là một trong những chương trình hoạt động, tổ chức triển khai Luật Thủy sản đến cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương và cơ sở sản xuất. Trong đó có nội dung quy định về đăng ký nuôi thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực nhằm triển khai hệ thống hóa, số hóa diện tích nuôi.

Theo Tổng cục Thủy sản, đến nay, các địa phương trên cả nước đã cấp mã số cho hơn 5.400 ao nuôi của gần 1.100 cơ sở nuôi cá tra, hàng ngàn cơ sở nuôi tôm nước lợ và hàng trăm cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè. Riêng khu vực ĐBSCL công tác cấp mã số ao nuôi cá tra thực hiện thành công nhất. Tuy nhiên ở vùng nuôi tôm nước lợ hiện còn nhiều cơ sở, hộ nuôi thủy sản nhỏ lẻ thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký và cấp giấy xác nhận tiến độ còn chậm, số lượng cơ sở được cấp mã số còn hạn chế. Một số tỉnh tích cực đẩy nhanh công tác cấp mã số cho các cơ sở, hộ nuôi thủy sản đăng ký là Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre…

Nguyên nhân chậm do công tác tuyên truyền, hướng dẫn thủ tục đăng ký nuôi chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi số cơ sở nuôi nhỏ lẻ chiếm đa số, chưa hiểu rõ mục đích của việc đăng ký nuôi đối tượng thủy sản chủ lực hoặc không chủ động thực hiện các thủ tục hồ sơ. Mặt khác còn một số cơ sở không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có hợp đồng thuê đất dài hạn...

Xem thêm
Nuôi lợn '5 không' - Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho nông hộ

Những mô hình chăn nuôi lợn chuẩn '5 không' đang mang lại ít nhất 5 hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế, môi trường, dịch bệnh và xã hội.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Giá dứa cao, đồng bào phấn khởi

LÀO CAI Giá dứa bán tại nương đạt khoảng 6.000 đồng/kg, tại nhà máy từ 8.000 đồng/kg trở lên. Với mức giá này, người dân huyện Mường Khương phấn khởi vì có lãi cao.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất