| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Chủ động thích ứng biến đổi khí hậu

Thứ Ba 11/06/2019 , 13:15 (GMT+7)

Trước những diễn biến khó lường do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, Nghị quyết 120/NQ-CP ban hành ngày 17/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH đã dần đi vào cuộc sống, đi vào nhận thức của các ngành, các cấp, người dân và DN.

Nghị quyết được ban hành đã giúp định hướng rõ ràng hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
 

Tiền Giang: Gần 10.000 ha trồng lúa chuyển sang cây ăn trái

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho biết: Qua gần 2 năm thực hiện Nghị quyết, các tỉnh, TP vùng ĐBSCL đã chuyển đổi được gần 40.000 ha đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn trái, cho hiệu quả kinh tế cao như sầu riêng, mít, bưởi da xanh, thanh long, cam sành…; nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi gia súc gia cầm...

14-20-25_1
Một mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tiền Giang là một trong những tỉnh ĐBSCL thực hiện mạnh, hiệu quả việc tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp thích ứng BĐKH, đem lại hiệu quả cao. Qua 2 năm thực hiện nghị quyết của Chính phủ, tỉnh đã tiến hành chuyển đổi 8.737 ha đất trồng lúa sang trồng cây ăn trái, trồng màu chuyên canh, nuôi trồng thủy sản và luân canh rau màu trên nền đất lúa, bình quân mỗi năm chuyển đổi trên 10.000 ha.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết: “Tỉnh triển khai thực hiện nghị quyết 120 của Chính phủ theo hướng tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh với quan điểm hạn chế can thiệp tiêu cực vào tự nhiên. Chọn mô hình SX thích ứng quy luật tự nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững với phương châm chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn,..

Nhiều giải pháp thi công trình đã được triển khai phù hợp với các điều kiện cụ thể, như kỹ thuật xử lý ra hoa nghịch vụ cây ăn trái, tưới nước tiết kiệm theo công nghệ Israel, quản lý phòng trừ dịch bệnh bằng các biện pháp sinh học, ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển giống chất lượng cây trồng, vật nuôi.

Ngoài ra, Tiền Giang còn phối hợp với các tỉnh, TP tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều phối phát triển vùng và tiểu vùng sinh thái Đồng Tháp Mười, tiểu vùng duyên hải phía đông vùng ĐBSCL và thực hiện các đề án, như đề án xây dựng kịch bản tăng trưởng của tỉnh gắn với tiêu dùng theo định hướng nghị quyết 120/NQ-CP; đề án chuỗi liên kết SX tiêu thụ nông sản thực phẩm theo hướng đảm bảo VSATTP giữa tỉnh Tiền Giang với các tỉnh trong vùng Đồng Tháp Mười tiểu vùng duyên hải phía đông ĐBSCL và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Việc triển khai thực hiện đề án Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng tại các huyện phía Đông tỉnh Tiền Giang đến năm 2025 được xem là giải pháp hiệu quả và thành công trong điều kiện hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra ngày càng gay gắt”.
 

Bến Tre: Nhân rộng các mô hình SX thích ứng BĐKH

Tại Bến Tre, ông Nguyễn Hữu Lập, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: “Mô hình SX thích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng được nhân rộng, qua đó diện tích canh tác lúa giảm hơn 10.000 ha để chuyển sang nuôi trồng thủy sản ở vùng mặn, trồng cây ăn trái cây có giá trị kinh tế cao hơn, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi”.

“Để nâng cao năng lực trong việc ứng phó và thích ứng với BĐKH, từ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương vay vốn ODA, tỉnh Bến Tre đã triển khai nhiều dự án như thích ứng với BĐKH vùng ĐBSCL tại Bến Tre (vốn IFAD), hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre giai đoạn 1, hệ thống thủy lợi Nam Bến Tre, dự án quản lý nước tỉnh Bến Tre, dự án cung cấp nước cho dân cư Cù Lao Minh trong điều kiện BĐKH và nước biển dâng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho người dân về quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và BĐKH", ông Lập nói thêm.

Huyện Ba Tri đang tích cực thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với thích ứng với BĐKH, và ông Trần Quốc Khánh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện cho biết: “Đến nay huyện đang đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo chỉ đạo của tỉnh. Huyện đã chọn 2 xã An Hiệp và Phú Ngãi để làm điểm.

Kết quả, huyện Ba Tri đã tăng trưởng mạnh đàn bò thịt, bò sữa trên 100.000 con, hơn 400 ha diện tích đất kém hiệu quả được người dân chuyển đổi sang trồng cỏ nuôi bò mang lại hiệu quả gấp 2-3 lần so trồng lúa”.

Tại xã An Hiệp, ông Lê Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã cho biết, hiện toàn xã có khoảng 90% hộ dân chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản với tổng đàn khoảng 6.000 con. Bên cạnh đó xã còn thực hiện 10 mô hình chăn nuôi gà chuyên trứng, 10 mô hình chăn nuôi vịt biển thích ứng với BĐKH. Hiện các mô hình bước đầu mang lại hiệu quả, đang được nhân rộng.

14-20-25_3
Ông Lê Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã An Hiệp, huyện Ba Tri, tham quan mô hình nuôi gà nòi chuyên trứng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Anh Nguyễn Văn Mãi ở ấp 7 xã An Hiệp tâm tình: “Nhà mình chỉ có 1 công đất canh tác. Nếu trồng lúa cũng không đủ ăn. Nên gia đình quyết định trồng cỏ nuôi 4 bò sinh sản gần 10 năm nay. Đàn bò được chăm sóc kỹ thì 3 năm bò cái cho 2 bê, nuôi thêm 5- 6 tháng bán được từ 10-15 triệu đồng/con”.

Còn anh Trần Thiện Thanh, ở ấp 5 xã An Hiệp cho biết: “Những năm qua, mình làm nghề ấp trứng vịt bán. Vì nước mặn xâm nhập sâu nên nhiều bà con không chăn nuôi vịt được. Nay mình chuyển sang nuôi 6.000 con gà nòi chuyên trứng. Bên cạnh đó mình cũng bao tiêu trứng gà cho 40 hộ, mỗi hộ nuôi từ 70- 200 con. Bước đầu mình thấy nuôi gà mỗi ngày chỉ cần 0,5 lít nước ngọt là đủ, còn vịt thì cần nhiều nước hơn để chúng tắm rửa”.

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bà Rịa - Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Chiều 28/3, Sở NN-PTNT Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội nghị giao ban tổng kết hoạt động của các HTX nông nghiệp và lễ công bố, trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Bình luận mới nhất