| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Doanh nghiệp và nông dân gắn kết trên cánh đồng lớn

Thứ Năm 03/02/2022 , 17:28 (GMT+7)

Theo Cục Trồng trọt tính toán, ở ĐBSCL, mỗi héc-ta lúa tham gia cánh đồng lớn có thể giảm chi phí sản xuất từ 10-15% và giá trị sản lượng có thể tăng từ 20-25%...

ĐBSCL là vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nước. Riêng vụ lúa đông xuân  được xem đạt hiệu quả cao về cả ba mặt: Chất lượng, năng suất, giá cả thị trường. 

Hiện nay sản xuất lúa theo xu hướng liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp (DN) và HTX, tổ hợp tác sản xuất tiếp tục được củng cố và gắn kết chặt chẽ hơn. Nhất là hiệu quả nông dân thấy được khi tham gia sản xuất lúa trên cánh đồng lớn.  

Theo Cục Trồng trọt tính toán, ở ĐBSCL, mỗi héc-ta lúa tham gia cánh đồng lớn có thể giảm chi phí sản xuất từ 10 - 15% và giá trị sản lượng có thể tăng từ 20 - 25%, thu lãi thêm từ 2,2 - 7,5 triệu đồng/ha.

Trong vụ ĐX 2020-2021, diện tích thực hiện cánh đồng lớn ở ĐBSCL ước đạt khoảng 160.000 ha (giảm 10.000 ha so với vụ ĐX 2019 – 2020, nhưng diện tích bao tiêu sản phẩm đạt tới 190.000 ha.

Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, thực hiện cánh đồng lớn vẫn được duy trì và phát triển, diện tích qua mỗi vụ ổn định theo sự hợp tác với các DN. Tuy còn chiếm tỉ lệ thấp trong toàn diện tích sản xuất nhưng những vùng đã có sự liên kết với DN thu mua thì hiệu quả gia tăng và xu hướng liên kết giữa DN và các HTX, tổ hợp tác vẫn là tất yếu.

Ở các tỉnh Sóc Trăng, An Giang, Đồng Tháp, TP Cần Thơ… vẫn duy trì sản xuất cánh đồng lớn, nhất là nông dân sản xuất theo đặt hàng của DN. Các giống lúa chất lượng cao phổ biến ngon, thơm, lúa thơm đặc sản có diện tích từ trên 50.000 ha đến gần 400.000 ha, như: Đài Thơm 8, OM18, OM5451, IR50404, ST24, Jasmine 85…  

Tại TP Cần Thơ, hơn 10 năm trước đây Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đầu tư xây dựng vùng sản xuất lúa nguyên liệu 760 ha tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang và liên kết sản xuất lúa trên cánh đồng lớn với các HTX nông nghiệp ở một số tỉnh trong vùng hơn 7.000 ha được duy trì bền bỉ cho đến nay.

Trung An chủ trương xây dựng vùng sản xuất lúa nguyên liệu theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP và là một trong 3 DN (Cty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ và Tập đoàn Lộc Trời) tham gia thực hiện áp dụng kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến, do nhóm cán bộ nghiên cứu kỹ thuật canh tác lúa của Viện lúa ĐBSCL khởi xướng thực hiện. Đến vụ ĐX 2019-2020 vùng canh tác lúa tiên tiến trong vùng đã mở rộng trên 20.000 ha.

Theo Sở NN-PTNT Cần Thơ, hoạt động triển khai thực hiện cánh đồng lớn, xây dựng vùng nguyên liệu - Trong năm 2021, thành phố duy trì diện tích cánh đồng lớn hàng vụ trên 32.000 ha cánh đồng lớn với trên 23.500 hộ nông dân tham gia.

Hiện nông dân tham gia cánh đồng lớn được tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa tiên tiến, có 40% diện tích thực hiện CĐL được bao tiêu sản phẩm và có trên 15 DN cung cấp vật tư đầu vào và thu mua sản phẩm đầu ra như: DNTN Hiếu Nhân, DNTN Trung Thạnh, Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, Công ty TNHH Nông sản Vinacam Cờ Đỏ, Công ty Nông trƣờng sông Hậu, Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ, DNTN Thắng Lợi 2… với hình thức thu mua lúa cao hơn giá thị trường từ 50-150 đồng/kg. Theo kế hoạch sản xuất lúa vụ ĐX 2021-2022, TP Cần Thơ có 76.290 ha, sản lựợng dự kiến gần 550.000 tấn.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Cargill tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu ngành chăn nuôi Việt Nam

Gần 30 năm gắn bó với Việt Nam, Cargill luôn khẳng định vị thế dẫn đầu về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi...

Hà Nội công bố bảng giá đất mới, cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định 71 sửa đổi, bổ sung Quyết định 30 về quy định và bảng giá đất trên địa bàn thành phố.