| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Nông dân lao đao vì lúa von

Thứ Ba 25/12/2007 , 07:15 (GMT+7)

Mấy ngày nay nông dân ĐBSCL vừa phải đối mặt với đợt rầy nâu tấn công trên trà lúa thơm Jasmine 85 thì nay lại xuất hiện thêm bệnh lúa von (lúa đực). Hiện tại đã có hàng chục hecta lúa bị bệnh lúa von áp đảo phải tiêu hủy.

Ông Ngô Văn Thái so sánh chiều cao của cây lúa von và lúa thườngÔng Nguyễn Minh Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ cho biết: Bệnh lúa von đã xuất hiện mấy năm qua nhưng không nhiều bằng vụ lúa ĐX này. Hiện tại, ở thị trấn đã có 3ha bị nhiễm nặng nông dân tự hủy để sạ lại. Còn dạng nhiễm vài ba phần trăm thì gần như đều khắp trên ruộng sạ giống Jasmine.

Anh Nguyễn Văn Mừng vừa đưa máy vào cày vùi 1ha bị lúa von áp đảo để sạ lại, nói: Tôi xuống giống hôm mùng 4/11/2007, sau 5 ngày thì phát hiện trong ruộng có quá nhiều cây lúa vượt cao hơn bình thường, hỏi ra mới biết ruộng bị lúa von. Thiệt hại ban đầu hơn 1,5 triệu đồng, chưa kể mướn máy trục bỏ để sạ lại tốn hơn 1 triệu đồng nữa. Vụ đông xuân này chỉ cầu may thu lại đủ vốn là mừng.

Chúng tôi đến đám ruộng 3ha của ông Ngô Văn Thái ở ấp Thới Bình 1, xã Thới Đông, huyện Cờ Đỏ. Ông Thái mấy ngày nay phải chạy đôn chạy đáo tìm thuốc trị lúa von cho biết, bình quân 1m2 có trên 30 cây lúa von. Ông Thái mua giống lúa này ở Trại giống của Nông trường Cờ Đỏ. Trước khi gieo sạ cũng đã xử lý hạt giống bằng (Tricom) thuốc phòng trừ bệnh lúa von nhưng thực tế như vậy đó. Hiện tại ruộng lúa của ông Thái đã được hơn 15 ngày tuổi, cây lúa von đã cao gấp đôi cây lúa thường. Theo quan sát của chúng tôi, thân cây lúa von nhỏ hơn và có màu xanh nhạt, lá rất dài.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV TPCần Thơ cho biết: Bệnh này là do nấm Fusanium moniliforme (Gibberrella fujikuroi) gây nên và còn xuất hiện trên một số loại cây trồng khác như ngô, mía và lúa mì. Bệnh đã nhiễm trên hạt giống, trong đất, rơm, rạ. Nguyên nhân, khi gieo sạ nông dân xử lý hạt giống không kỹ. Nhất là không ngâm giống trong nước muối với nồng độ 15% để vớt hạt lừng, xử lý hạt giống bằng thuốc không đúng qui trình kỹ thuật.

Hiện nay, bệnh lúa von xuất hiện ngày càng nhiều trên hai giống Jasmine 85 và OM 2517. Thành phố Cần Thơ đang có diện tích nhiễm lớn nhất ĐBSCL với hơn 5.899ha, tỷ lệ trung bình từ 5 - 30%, cao nhất 60% phân bố tại các huyện Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt, Cờ Đỏ. Trong đó, huyện Vĩnh Thạnh 47ha, huyện Cờ Đỏ 6,2ha. Còn ở huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) giáp ranh với Cần Thơ cũng đã có 13ha bị nặng nông dân tự hủy để sạ lại.

Ông Phạm Hoàng Giang, Phó Giám đốc Cty TNHH Phú Nông (ấp Quý Thạnh 1 xã Trung Kiên, huyện Thốt Nốt, TP Cần Thơ): Trước tình hình nhiều ruộng lúa trồng giống Jasmine 85, OM 2517 ở ĐBSCL bị nhiễm bệnh lúa von Cty đã cử cán bộ kỹ thuật xuống tận đồng ruộng tìn hiểu và hướng dẫn nông dân cách phòng và khống chế không cho bệnh lúa von phát triển. Đối với sản phẩm Tricom nông dân sử dụng đã được Trung tâm BVTV phía Nam khảo nghiệm trong 2 năm qua trên lúa Jasmine 85, OM2517 tại các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp...đã giúp khống chế mầm bệnh trên hạt giống rất hiệu quả.

Xem thêm
Đàn vật nuôi Bình Định tăng đều trong quý I

Sau Tết, người chăn nuôi ở Bình Định tích cực tái đàn nên đàn vật nuôi ở tỉnh này tăng đều trong quý I/2025.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

'Tuyệt chiêu' trồng hồng giòn Jiro Nhật Bản của lão nông Sơn La

Ứng dụng kỹ thuật sinh học, hạn chế thuốc bảo vệ thực vật, ông Phạm Văn Quyết đã gây dựng thương hiệu hồng giòn Jiro Nhật Bản thành đặc sản trên cao nguyên Mộc Châu.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

BÌNH DƯƠNG Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 3] Chuyển đổi nghề để phát triển bền vững

Nhận thức phải bảo vệ nguồn lợi thủy sản, không đợi hỗ trợ, nhiều ngư dân đã mạnh dạn chuyển đổi từ các nghề tận diệt sang nghề thân thiện với môi trường.

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất