| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Ổn định cho các hộ dân tại khu vực bị sạt lở ven sông

Thứ Hai 06/12/2021 , 13:08 (GMT+7)

ĐBSCL Hiện tại các tỉnh ĐBSCL đang đối mặt với tình hình sạt lở hai bên bờ sông Hậu và sông Tiền ngày càng nghiêm trọng. Người dân thì sống trong cảnh phập phồng lo âu.

Tình trạng sạt lở ở các tỉnh ĐBSCL đang diễn biến phức tạp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tình trạng sạt lở ở các tỉnh ĐBSCL đang diễn biến phức tạp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo nhận định của các nhà chuyên môn, những tháng cuối năm 2021 nước lũ từ thượng nguồn sông Mekong đổ về và cộng thêm vào mùa mưa bão sẽ gia tăng áp lực bào mòn nhanh vào chân bờ sông, tạo thành hàm ếch rỗng chân ăn sâu vào bờ phía bên dưới tạo hàm ếch sâu thì khả năng xảy ra sạt lở rất cao.

An Giang là một trong những tỉnh chịu tác động lớn của dòng chảy lũ thượng nguồn đổ về hàng năm vào mùa mưa. Năm 2002, địa phương này chỉ có 25 đoạn cảnh báo sạt lở bờ sông, thì đến năm 2020 đã tăng lên 56 đoạn, với tổng chiều dài 180/400km, gây ảnh hưởng hơn 20.000 hộ dân, trong đó hơn 5.380 hộ dân phải di dời khẩn cấp.

Riêng từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh An Giang ghi nhận xảy ra 39 điểm sụt lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch, với chiều dài hàng km, ảnh hưởng đến đời sống và nhà phải cửa của người dân phai di dời khẩn cấp.

Theo ghi nhận của PV NNVN tại những điểm sạt lở đất bờ sông gần đây nhất. Trong tháng 8/2021, bờ bắc kênh Cây Dương (thuộc xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) tiếp tục sụt lún đoạn dài khoảng 100m, ăn sâu từ phía bờ kênh vào mặt đường khoảng 6m, có nơi lún sâu đến 5m. Khu vực này có 27 hộ dân bị ảnh hưởng. Sau sự cố, UBND tỉnh yêu cầu chính quyền huyện Châu Phú triển khai ngay các giải pháp phòng ngừa, khắc phục sạt lở, bảo vệ tài sản, tính mạng của người dân.

Từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh An Giang có 39 điểm sụt lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch, với chiều dài hàng km. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh An Giang có 39 điểm sụt lún, sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch, với chiều dài hàng km. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trước đó, tại khu vực tổ 30, ấp Chánh Hưng, xã Bình Long xảy ra sụt lún mặt đường dài khoảng 100m, ăn sâu từ phía bờ kênh vào mặt đường khoảng 8-10m. Vụ sạt lở làm ảnh hưởng đến 14 nhà dân. Đến nay, khu vực ấp Chánh Hưng có 66 hộ dân trong khu vực bị ảnh hưởng bởi sạt lở. Tương tự trong tháng 7 năm nay người dân khu vực khóm Hòa Thạnh, phường Mỹ Thạnh, TP Long Xuyên phát hiện vết nứt dài 65m, đoạn tiếp giáp với nhà máy xây xát Việt Hưng, ảnh hưởng trực tiếp đến 4 hộ dân. 

Để đảm bảo tài sản và tính mạng cho người dân, cơ quan chức năng các tỉnh An Giang đã triển khai nhiều giải pháp công trình ứng phó sạt lở hai bên bờ sông và bố trí chỗ ở tái định cư cho người dân.

Mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư đã ký quyết định số 1695/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch triển khai khẩn cấp đề án phòng chống sạt lở bờ sông đến năm 2030. Đây là chương trình nhằm chủ động quản lý, phòng, chống sạt lở bờ sông, kênh, rạch, tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế, xã hội khu vực ven sông, kênh, rạch, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Tỉnh An Giang cũng đề ra giải pháp cấp bách trước mắt, thực hiện ngay các công trình khắc phục sự cố sạt lở và khu vực nguy cơ sạt lở đặc biệt nguy hiểm bờ sông, kênh, rạch (nhất là các tuyến đê từ cấp III đến cấp đặc biệt). Ngoài cắm biển cảnh báo, cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên sông. Chủ động sắp xếp lại dân cư, di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm.

Giải pháp lâu dài, trong quá trình lập các quy hoạch hạ tầng kỹ thuật của tỉnh và huyện phải có quy định về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai, sạt lở. Cần xử lý sạt lở bảo vệ công trình quan trọng, điều chỉnh tuyến, di dời dân cư, cần thực hiện các giải pháp phi công trình. Tỉnh An Giang phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành chỉnh trị ổn định dòng chảy tại một số phân lưu, hợp lưu, trên các đoạn sông chính, khu vực cửa sông, đoạn sông cong có diễn biến xói, bồi phức tạp cần chỉnh trị.

Theo ông Trần Anh Thư, từ nay đến năm 2025 sẽ cơ bản xử lý xong hiện tượng sạt lở tại các đoạn thuộc những sông lớn như: sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao. Tuy nhiên khó khăn nhất hiện nay vẫn là việc di dời những hộ dân sinh sống 2 bên bờ của các tuyến sông.

Nhiều địa phương đang triển khai xây khu dân cư để bố trí người dân bị ảnh hưởng sạt lở. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhiều địa phương đang triển khai xây khu dân cư để bố trí người dân bị ảnh hưởng sạt lở. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cùng là tỉnh thượng nguồn nên Đồng Tháp xảy ra nhiều vụ sạt lở không thua gì tỉnh An Giang. Qua rà soát, hiện toàn tỉnh Đồng Tháp có khoảng 3.900 hộ dân đang sinh sống trong vành đai sạt lở khẩn cấp cần phải di dời (cự ly 0-30m). Trong đó tập trung nhiều nhất ở huyện Hồng Ngự.

Để đảm bảo an toàn cho người dân, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phê duyệt Dự án Phòng, chống sạt lở bờ sông để bảo vệ an toàn tài sản, tính mạng cho hơn 1.200 hộ dân dọc sông Cái Vừng, khu vực xã Phú Thuận A và xã Long Thuận huyện Hồng Ngự.

UBND tỉnh Đồng Tháp cũng phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Bố trí dân cư tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu đầu tư dự án nhằm di dời, bố trí chỗ ở ổn định cho các hộ dân tại khu vực bị sạt lở ven sông và các khu vực khác trên địa bàn tỉnh theo thứ tự ưu tiên như: Các hộ dân sinh sống trong vành đai sạt lở khẩn cấp, phải di chuyển chỗ ở nhưng chưa có chỗ ở nào khác, hiện đang ở tạm, ở nhờ. Các hộ dân di cư tự do khu vực biên giới. Các hộ dân thuộc đối tượng của chương trình cụm, tuyến dân cư giai đoạn 2 chưa được bố trí ổn định chỗ ở.

Xem thêm
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên - Huế

THỪA THIÊN - HUẾ Ông Hoàng Đăng Khoa, Phó Tổng Biên tập phụ trách được Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập báo Thừa Thiên - Huế, kể từ ngày 1/11.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Cảnh báo mưa lớn tại khu vực Trung Bộ, kéo dài nhiều ngày

Từ ngày 3/11, khu vực Trung Bộ có khả năng xảy ra đợt mưa lớn, lượng mưa phổ biến 40-100mm cục bộ có nơi trên 200mm.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài cuối] Bán tôm cá 'bán' cả câu chuyện sông Đà

Để đảm bảo tính đa mục tiêu của vùng hồ thủy điện, Hòa Bình tập trung khai thác giá trị thương hiệu cá sông Đà, lấy du lịch làm 'đầu kéo' thủy sản lòng hồ.

Bình luận mới nhất