| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Sản xuất thành công cá leo

Thứ Năm 14/05/2009 , 09:15 (GMT+7)

Cá leo là loài cá rất có giá trị kinh tế và rất được thị trường ưa chuộng; thịt cá thơm ngon, thông thường cá dài khoảng 70 – 80 cm, cá cỡ lớn có thể dài tới 2,4m...

Trung tâm Khuyến ngư và Giống thủy sản An Giang phối hợp với Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá leo (Wallagu attu)".

Theo đó, Trung tâm nhập đàn cá leo bố mẹ từ Campuchia, trọng lượng trung bình từ 1,1 - 1,2 kg/con, và bắt đầu cho nuôi vỗ tại Trại giống thủy sản Bình Thạnh trong thời gian từ tháng 4/2007 đến 6/2008, trong thời gian nuôi vỗ cho ăn thức ăn chủ yếu là cá tạp với khẩu phần bằng 2% trọng lượng thân, cá tăng trọng bình quân từ 1,5 -1,7 kg/con. Trung tâm bắt đầu cho sinh sản nhân tạo đợt đầu tiên. Kết quả: cho 6 cá cái và 2 cá đực tham gia sinh sản, với tổng trọng lượng cá là 8,7 kg, thu được 930 gam trứng.

Hệ số thành thục 10,6%; tỷ lệ rụng trứng 100%, tỷ lệ thụ tinh 20,3%, tỷ lệ nở 90 - 92%; số cá bột ước lượng được 200.000 - 220.000 con. Hiện đàn cá này đang được ương dưỡng trong bể composite tại Trại giống thủy sản Mỹ Thạnh (Trung tâm Khuyến ngư và Giống thủy sản An Giang).

Cá leo là loài cá rất có giá trị kinh tế và rất được thị trường ưa chuộng; thịt cá thơm ngon, thông thường cá dài khoảng 70 – 80 cm, cá cỡ lớn có thể dài tới 2,4m; cá leo là loài cá dữ, răng nhọn, nhỏ và bén, mắt nhỏ, thường săn mồi về đêm. Thân cá dẹp bên, mặt lưng của thân và đầu có màu xám đen ánh xanh lá cây và lợt dần mặt bụng. Cá leo sống ở các lưu vực sông suối lớn, các khu vực bờ cỏ, chủ yếu ẩn nấp trong các hang hốc dọc bờ sông. Chúng ăn chủ yếu là cá nhỏ, động vật giáp xác và động vật thân mềm. Ở nước ta, cá leo sống chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo cá leo chủ yếu là nâng tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ ương giống trong ao, để hướng đến việc sản xuất cung cấp con giống cho người nuôi, góp phần đa dạng đối tượng cá nuôi cho người nuôi ở ĐBSCL.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.