| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL siết an toàn vệ sinh thực phẩm tại các lò giết mổ tập trung

Thứ Sáu 29/09/2017 , 13:20 (GMT+7)

Hiện nay, vấn đề kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tại các lò giết mổ gia súc gia cầm (GSGC) tập trung đang được dư luận hết sức quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

An Giang: Vẫn còn nhiều tồn tại

Đến cơ sở giết mổ GSGC Thuận Ý tại ấp Bình Phú, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành (An Giang), ông Võ Trí Thức là chủ cơ sở cho biết, mỗi ngày hoạt động giết mổ diễn ra từ 21h đêm hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau với công suất 300 con heo/đêm.

"Để đảm bảo ATVSTP tại cơ sở giết mổ, tôi đã cho anh em tập huấn trên Trạm Thú y huyện. Và cứ 18h chiều là can bộ Trạm Thú y xuống kiểm tra khâu chuẩn bị, vệ sinh lò mổ, giết mổ bao nhiêu thì kiểm dịch đến đó cho đến tận sáng hôm sau mới kết thúc”, ông Thức nói.

08-48-32_nh_1_-_tim_phong_gi_suc_gi_cm_truoc_khi_giet_mo
Gia súc gia cầm được tiêm phòng đúng quy định

Ông cho biết thêm, cơ sở của ông đã lắp camera quan sát để kiểm soát tốt hơn vấn đề ATVSTP nên hiện tại cơ sở hoạt động rất hiệu quả. Bên cạnh đó, nước thải từ lò giết mổ được kiểm soát qua hệ thống xử lý lắng lọc, sau đó mới thải ra môi trường. Chính vì vậy lò hoạt động nhiều năm, nhưng vấn đề vệ sinh môi trường luôn tốt, không gây phiền hà cho người dân sống gần đó.

Ông Nguyễn Văn Phục, Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Châu Thành cho biết: “Huyện có 3 cơ sở giết mổ GSGC tập trung. Mặc dù nhân lực còn hạn chế nhưng anh em vẫn cố gắng bố trí lực lượng kiểm tra, giám sát các cơ sở hàng đêm, để đảm bảo 100% GSGC ra thị trường phải được kiểm dịch”.

Bên cạnh mặt được, ngành Chăn nuôi và Thú y An Giang cho biết vẫn còn một số vấn đề nhức nhối chưa thể xử lý triệt để, như nước dùng trong giết mổ phải là nước máy nhưng một số cơ sở vẫn lén lút dung nước sông pha trộn vào, gây mất ATVSTP.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang, tỉnh có 119 cơ sở và điểm giết mổ GSGC. Trong đó, 98 điểm giết mổ heo, 1 điểm trâu, bò; 1 gia cầm và 19 cơ sở giết mổ hỗn hợp. Các cơ sở có quy mô lớn như Long Xuyên, Châu Đốc và Châu Thành. Cơ sở có công nghệ giết mổ treo như Châu Thành, Tịnh Biên và Long Xuyên. Các cơ sở còn lại còn giết mổ thủ công, mổ trên bệ, trên nền, làm khá tùy tiện, không đúng quy định...

Ngoài ra, phương tiện vận chuyển chưa đạt chuẩn, bẩn, chất thải động vật rơi vãi trên đường gây nguy cơ lan truyền dịch bệnh. GSGC nhỏ lẻ ngoài chợ vẫn chưa thể kiểm soát được…
 

Vĩnh Long: Kêu gọi đầu tư vào giết mổ

Toàn tỉnh hiện có 40 lò giết mổ GSGC tập trung. Trong đó 34 lò xếp loại B, 5 lò xếp loại C, chỉ 1 lò loại A. Theo quy hoạch, đến năm 2020, sau khi nâng chất lượng các tiêu chí đánh giá xếp loại, ngành chăn nuôi- thú y cho biết sẽ phải đóng cửa 13, nâng cấp 10 và xây mới 11 cơ sở để đảm bảo nhu cầu giết mổ tập tập trung và kiểm soát được ATVSTP.

Thực trạng các lò mổ ở Vĩnh Long cho thấy, địa bàn huyện, TX, TP nào trong tỉnh cũng có cơ sở giết mổ GSGC tập trung. Tuy nhiên vẫn chưa có cơ sở lớn, quy mô và dây chuyền hiện đại.

Ông Lê Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Vĩnh Long cho biết: “Giết mổ là khâu có nguy cơ xảy ra mất ATVSTP nhiều nhất, cũng là khâu khó quản lý nhất. Năm nào chúng tôi cũng kiểm tra và siết chặt lại hoạt động giết mổ nguy cơ mất ATVSTP, yêu cầu các cơ sở giết mổ phải nâng cấp, sửa chữa, tu bổ, thay mới trang thiết bị giết mổ. Nhưng tình hình chưa chuyển biến nhiều".

08-48-32_nh_2_-_mot_so_ho_bn_gi_cm_nho_le_tu_giet_mo_nen_viec_kiem_sot_giet_mo_tp_trung_tp_kho_khn
Một số hộ bán gia cầm nhỏ lẻ, tự tổ chức giết mổ gây khó khăn cho việc quản lý ATVSTP

Hiện nguy mất ATVSTP cao hơn nhiều so với dịch bệnh. Tuy nhiên may mắn là Vĩnh Long vẫn chưa phát hiện trường hợp giết mổ GSGC bị nhiễm bệnh. Vì vậy thời gian tới cần phải siết chặt hơn nữa các cơ sở giết mổ tập trung nếu không thì người tiêu dùng vẫn phải đối mặt với nguy cơ tổn hại đến sức khỏe do dùng phải thực phẩm bẩn.

"Chúng tôi đang tuyên truyền để, thứ nhất người tiêu dùng hiểu và từ chối sử dụng thực phẩm bẩn để thực phẩm bẩn không có cơ hội tồn tại. Thứ hai, các cơ sở ý thức được mối nguy của vấn đề mà nâng cáo ý thức trong giết mổ GSGC. Thứ ba, tổ chức tập huấn cho chủ các cơ sở giết mổ và công nhân. Thứ tư, kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực xây dựng dây chuyền giết mổ hiện đại để người dân có cơ hội dùng sản phẩm chất lượng tốt nhất”, ông Tùng nói.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Cargill tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu ngành chăn nuôi Việt Nam

Gần 30 năm gắn bó với Việt Nam, Cargill luôn khẳng định vị thế dẫn đầu về dinh dưỡng và sức khỏe vật nuôi...