| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL tăng cường ứng dụng khoa công nghệ đưa con cá tra ra biển lớn

Chủ Nhật 18/12/2022 , 08:47 (GMT+7)

Đồng Tháp Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, liên kết chuỗi sản xuất tiếp tục nâng giá trị con cá tra vùng ĐBSCL trên thị trường trong và ngoài nước.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Công nghệ là đòn bẩy quan trọng phát triển bền vững cá tra

Hội nghị “Ứng dụng Khoa học Công nghệ nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, thúc đẩy liên kết chuỗi cá tra vùng ĐBSCL”, diễn ra ngày 17/12 tại thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội cá tra năm 2022.

Theo các chuyên gia, cá tra là đối tượng nuôi chủ lực tại các tỉnh ĐBSCL như: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long... Diện tích nuôi hàng năm khoảng 5.500– 6.000 ha, với sản lượng thu hoạch khoảng 1,3 triệu tấn/năm. Cá tra có nhiều lợi thế trong chế biến xuất khẩu với đặc điểm thịt mềm, giàu dinh dưỡng, chế biến được nhiều món ăn và giá bán rất cạnh tranh. Vì vậy, cá tra được người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng và xem là một trong những loài cá thành công nhất về mặt thương mại của Việt Nam. 

Tuy nhiên, trong sản xuất cá tra còn những bất cập. Trong đó, về kỹ thuật nuôi cá tra dù đã phát triển nhanh trong thời gian qua nhưng cũng bộc lộ nhiều điểm “bất cập” chính được liệt kê như chất lượng con giống đang xu hướng giảm, công tác quản lý chất lượng đàn cá bố/mẹ chưa tốt dẫn đến hiệu quả sinh sản và chất lượng cá sinh sản thấp.

Đồng thời, tỷ lệ sống giai của cá giai đoạn ương thấp và chưa cải tiến được nhiều (chỉ đạt 6-10% từ bột lên giống), quản lý môi trường ao nuôi chưa tối ưu và công tác phòng, trị bệnh hiệu quả chưa cao, hệ số thức ăn vẫn còn cao. Bên cạnh đó, tác động của biến đổi khí hậu nhất là thời tiết cực đoan liên quan xâm nhập mặn, thay đổi mô hình mưa, nhiệt độ tăng và khô hạn bất thường ảnh hưởng đến nghề nuôi cá tra ở hiện tại và trong tương lai. 

Cá tra là đối tượng nuôi chủ lực tại các tỉnh ĐBSCL như: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long... Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cá tra là đối tượng nuôi chủ lực tại các tỉnh ĐBSCL như: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long... Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Nguyễn Phước Thiện, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp, từ những thực trạng trên, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong tất cả các khâu từ sản xuất giống, sản xuất thức ăn thủy sản, quy trình nuôi, quan trắc môi trường, chế biến và quản lý nhằm giảm giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, để nâng cao sức cạnh tranh và đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời, hoạt động khoa học công nghệ của ngành cá tra đã từng bước khẳng định được vai trò quan trọng là đòn bẩy, là động lực thúc đẩy, là chìa khóa giúp ngành cá tra vững bước phát triển và vươn xa trong thời gian qua.

Cụ thể, vai trò của khoa học công nghệ còn thể được thể hiện ở một số góc độ như khoa học công nghệ tác động tích cực vào tăng năng suất, quản lý hiệu quả bệnh, dịch bệnh và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Theo đó, Đồng Tháp đã phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II tiếp nhận và chuyển giao 107.970 con cá tra cải thiện di truyền cho 17 cơ sở sản xuất giống cá tra đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh trên 49,43 tỷ bột và khoảng 4,8 tỷ con cá tra giống có tính trạng tăng trưởng nhanh. Đồng thời, việc sử dụng vaccine Alpha Ject Panga 2 trong việc phòng trị một số bệnh phổ biến ở cá tra (xuất huyết, mủ gan) giúp tăng khả năng phòng bệnh cho khoảng 75% cá nuôi. 

Cũng theo Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp, trong thời gian qua, hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lĩnh vực cá tra đã phát huy mạnh mẽ và có sự tham gia của các doanh nghiệp, đã tạo động lực và kết nối mạng lưới nghiên cứu, đổi mới sáng tạo trong cộng đồng nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra trong thời gian qua. Khoa học và công nghệ có những góp phần gia tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đóng góp rất lớn cho sự phát triển công nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu của Việt Nam nói chung và các sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra nói riêng. Với kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 1,5 – 2,4 tỷ USD, đã tạo ra nhiều mặt hàng mới, làm thay đổi cơ cấu sản phẩm cá tra từ những mặt hàng sản phẩm sơ chế, đến nay đã rất phong phú, đa dạng, giá trị gia tăng ngày càng cao.

ĐBSCL tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, liên kết vùng nuôi cá tra tại ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

ĐBSCL tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, liên kết vùng nuôi cá tra tại ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đổi mới công nghệ là bước đi vững chắc cho ngành cá tra

Tại hội nghị thông qua những ý kiến tham luận, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, sự phát triển của ngành cá tra Việt Nam hiện nay có nhiều yếu tố tác động thuận lợi, điều này tạo nên một năng lực cạnh tranh mạnh của sản phẩm cá tra trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế. Tuy nhiên, các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của sản phẩm cá tra hiện còn thiếu tính bền vững, và điều này có thể làm cho năng lực cạnh tranh của ngành có nguy cơ không ổn định. Sự phát triển của ngành cá tra còn phụ thuộc nhiều vào các thị trường nhập khẩu, với những đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn đối với những yêu cầu cạnh tranh ngoài giá.

Do đó, tăng cường đổi mới công nghệ cũng là một bước đi cần thiết để củng cố sự vững chắc của của ngành cá tra Việt Nam, tạo lập được một lợi thế bền vững trong cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới. Để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm cá tra, mỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chọn, lai tạo con giống mới, cải tiến phương thức sản xuất, chế biến đã và đang làm tăng dần hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm cá tra, góp phần thúc đẩy ngành hàng cá tra nước ta phát triển.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT chỉ đạo, mỗi doanh nghiệp tăng cường đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị công nghệ từ nuôi trồng đến chế biến xuất khẩu, qua đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, đồng bộ hóa và tự động hóa dây chuyền chế biến, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển, đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm chế biến, chú trọng phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng và tạo ra sự phong phú về sản phẩm. Đây là những bước đi của ngành trong việc thực hiện các mục tiêu tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm thủy sản, phát triển bền vững.

“Khoa học cộng nghệ đã góp một phần không nhỏ, giúp duy trì ổn định việc nuôi trồng, chế biến cá tra, cung cấp nguồn thực phẩm có chất lượng cho thế giới và trong nước”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Xem thêm
Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vào kỷ nguyên vươn mình

Báo Nông nghiệp Việt Nam giới thiệu bài viết của Thủ tướng Phạm Minh Chính đầu năm mới 2025, cùng mong muốn đất nước phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nữ sinh viên Lào Cai hiến tạng của mẹ để cứu sống nhiều người bệnh

Sau khi mẹ ngã giàn giáo và chết não, nữ sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai đã quyết định hiến toàn bộ tạng của mẹ để cứu sống các bệnh nhân khác.

'Làng Nủ hạnh phúc'

Đó sẽ là tên gọi mới của ngôi làng mà 3 tháng trước từng là tâm điểm tang thương trong trận lũ quét lịch sử xảy ra tại Làng Nủ (huyện Bảo Yên, Lào Cai).