| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu cá tra tăng kỷ lục, kim ngạch đạt hơn 2,4 tỷ USD

Thứ Sáu 16/12/2022 , 16:58 (GMT+7)

Đồng Tháp Diện tích nuôi cá tra ĐBSCL là 5.700 ha, sản lượng đạt 1,7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu hơn 2,4 tỷ USD, tăng 70% và vượt qua đỉnh năm 2018 là 2,26 tỷ USD.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Xuất khẩu cá tra tăng từ 40-200%

Chiều 16/12 tại TP Hồng Ngự, Bộ NN-PTNT cùng UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2023. Đây là chương trình nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội cá tra lần đầu tiên được tổ chức tại "thủ phủ" cá tra vùng ĐBSCL.

Ông Nhữ Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thuỷ sản), cho biết: Năm 2021 và các tháng đầu năm 2022, Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt khó khăn do sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 khi tỷ lệ dân số bị mắc bệnh tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và sự đứt gãy chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu. Từ Quý II năm 2022 đến nay, kinh tế thế giới và Việt Nam dần phục hồi, nhiều quốc gia đã mở cửa và nới lỏng các quy định phòng chống dịch Covid-19 để phát triển kinh tế. Các hoạt động xã hội, giao thương trở lại bình thường, các đơn hàng nhanh chóng được hoàn tất, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.

Thủy sản là ngành hàng có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2022 với kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dự kiến vượt 11 tỷ USD, tăng trưởng 25% so với cùng kỳ năm 2021 và cao nhất từ trước tới nay. Ước cả năm, diện tích thả nuôi cá tra cả nước đạt khoảng 5.700 ha, sản lượng cá tra đạt khoảng 1,7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu cá tra dự kiến đạt 2,4 tỷ USD, tăng khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2021, vượt qua đỉnh năm 2018 là 2,26 tỷ USD.

Diện tích nuôi cá tra ĐBSCL là 5.700 ha, sản lượng đạt 1,7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu trên 2,4 tỷ USD, tăng 70% và vượt qua đỉnh năm 2018 là 2,26 tỷ USD. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Diện tích nuôi cá tra ĐBSCL là 5.700 ha, sản lượng đạt 1,7 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu trên 2,4 tỷ USD, tăng 70% và vượt qua đỉnh năm 2018 là 2,26 tỷ USD. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

“Những kết quả nêu trên là có sự đóng góp tích cực của người dân, doanh nghiệp tham gia vào chuỗi sản xuất, tiêu thụ cá tra, tinh thần vượt khó để duy trì chuỗi sản xuất cung ứng, nỗ lực tận dụng cơ hội về thị trường và trong kinh doanh. Đồng thời, có sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các Bộ ngành liên quan, các địa phương để xử lý các vướng mắc, khó khăn, các rào cản từ thị trường nhập khẩu. Bên cạnh đó còn tạo môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ, động viên, khích lệ người dân và doanh nghiệp”, ông Cẩn khẳng định.

Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp Hội cá tra Việt Nam cho biết: Hiện nay người nuôi cá tra ở ĐBSCL rất phấn khởi, giá bán từ 29.500-31.000 đồng/kg loại I, cao hơn mức trung bình 11 tháng đầu năm 2021 là 7.500-8.500 đồng/kg. Theo báo cáo của Sở NN-PTNT các tỉnh nuôi cá tra lớn như: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An và Sóc Trăng về kết quả điều tra chi phí sản xuất và giá thành cá tra nguyên liệu đợt 1 năm 2022 tại ĐBSCL, giá thành cá tra nguyên liệu dao động trong khoảng 25.000- 27.000 đồng/kg. Giá cá giống chiếm khoảng 8-10% giá thành. Do đó, với giá thu mua 29.500-30.000 đồng/kg loại I, người nuôi có lãi, điều đó giúp duy trì bền vững chuỗi giá trị ngành hàng cá tra.

Theo ông Quốc, mặc dù, tình hình lạm phát và bất ổn chính trị xảy ra ở một số quốc gia đã giá dầu và giá vật tư đầu vào, nguyên liệu tăng, dẫn đến giá thành sản xuất và giá bán cá tra tăng đáng kể nhưng nhu cầu nhập khẩu cá tra Việt Nam ở hầu hết các thị trường tăng từ 40-200%. Giá trung bình xuất khẩu cá tra phile tăng từ 28 - 66% so với cùng kỳ năm 2021, kéo theo giá cá tra nguyên liệu cũng tăng.

Doanh nghiệp, cơ sở nuôi tham gia chuỗi sản xuất, tiêu thụ cá tra đều có lãi. Hai thị trường chi phối xu hướng xuất khẩu cá tra lớn nhất hiện nay là Trung Quốc chiếm 30%, Hoa Kỳ chiếm 23%. Sau khi tăng nóng trong nửa đầu năm, lượng tồn kho tăng và tắc nghẽn tại các cảng nhập khẩu khiến nhu cầu của Hoa kỳ giảm. Trong 9 tháng đầu năm nay Hoa kỳ nhập khẩu 104,5 nghìn tấn cá tra phile đông lạnh, giá trị 445 triệu USD, tăng 24% về khối lượng và 91% về chất lượng.

Sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao tại ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống cá tra tập trung tỉnh An Giang với diện tích vùng dự án 350 ha, năng lực sản xuất 900 triệu con cá tra giống cỡ 20-25 con/kg. Chuỗi liên kết sản xuất giống cá tra đã sản xuất, cung ứng cho vùng ĐBSCL khoảng 12 tỷ cá tra bột và 1,2 tỷ cá tra giống có chất lượng và có thể xuất nguồn gốc. Còn đối với UBND TP Cần Thơ đã được Bộ NN-PTNT phê duyệt dự án “Đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp sản xuất giống cá tra tập trung”, dự án “Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống cá tra vùng tại ĐBSCL tại Trung tâm giống thủy sản cấp I Cần Thơ trong giai đoạn 2020 – 2025.

Năm 2022 thị phần xuất khẩu cá tra vào hai thị trường chi phối xu hướng xuất khẩu cá tra lớn nhất hiện nay là Trung Quốc chiếm 30%, Hoa kỳ chiếm 23%. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Năm 2022 thị phần xuất khẩu cá tra vào hai thị trường chi phối xu hướng xuất khẩu cá tra lớn nhất hiện nay là Trung Quốc chiếm 30%, Hoa kỳ chiếm 23%. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

UBND tỉnh Đồng Tháp đã có văn bản đề nghị Bộ NN-PTNT về việc đề xuất dự án Liên kết sản xuất cá tra giống chất lượng cao tỉnh Đồng Tháp.

Để cải thiện tốc độ tăng trưởng, nâng cao tỷ lệ sống giai đoạn ương và kháng bệnh gan thận mủ, Bộ đã giao Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II thực hiện dự án “sản xuất giống cá tra chất lượng cao”. Giai đoạn 2010-2020, dự án sản xuất giống cá tra chất lượng cao đã cung cấp, thay thế gần 162.000 nghìn con cá tra bố mẹ chọn giống. Thay thế đàn cá bố mẹ quá lứa, sức sinh sản kém, tỷ lệ sống thấp, cung cấp và bổ sung vào quần đàn cá bố mẹ đang bị thiếu hụt cho các trại sản xuất khu vực ĐBSCL.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao ngành hàng cá tra năm 2022 đạt mức tăng trưởng mạnh về xuất khẩu. Đặc biệt hôm nay tại TP Hồng Ngự (Đồng Tháp) Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị nằm trong khuôn khổ chương trình Lễ hội cá tra lần thứ nhất tại Đồng Tháp. Đây là nơi ngành hàng cá tra đã hình thành, phát triển và Đồng Tháp hiện cũng là địa phương có diện tích, sản lượng cá tra cao nhất toàn vùng ĐBSCL.

Hiện nay người nuôi cá tra ở ĐBSCL rất phấn khởi, giá bán từ 29.500-31.000 đồng/kg loại I, cao hơn mức trung bình 11 tháng đầu năm 2021 là 7.500-8.500 đồng/kg. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay người nuôi cá tra ở ĐBSCL rất phấn khởi, giá bán từ 29.500-31.000 đồng/kg loại I, cao hơn mức trung bình 11 tháng đầu năm 2021 là 7.500-8.500 đồng/kg. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Năm 2022, ngành hàng cá tra đã vượt qua những khó khăn do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và đã nhanh chóng tận dụng cơ hội về nhu cầu thị trường sau đại dịch để tổ chức sản xuất và xuất khẩu, góp phần quan trọng để đạt mục tiêu tăng trưởng của ngành thủy sản. Chuẩn bị bước sang năm 2023, ngành hàng cá tra đang có trong tay rất nhiều cơ hội nhưng cũng có rất nhiều thách thức. Theo dự báo, thị trường thế giới sẽ diễn biến phức tạp do những bất ổn về chính trị, kinh tế, nhu cầu cá tra có thể chững lại và không cao như các tháng đầu năm 2022. Vì vậy, đánh giá những khó khăn, thách thức, cơ hội và bàn giải pháp để phát triển bền vững ngành hàng cá tra trong năm 2023 là rất cần thiết.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, để ngành hàng cá tra tiếp tục thắng lới trong năm 2023, các địa phương tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá tra thực hiện quy định về điều kiện sản xuất giống. Đặc biệt quy định về Luật Thủy sản về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và an toàn sinh học. Tiếp tục kiểm tra, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống cá tra, tăng tỷ lệ cơ sở ương dưỡng giống được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện và xử lý vi phạm theo quy định.

Hội nghị nằm trong khuôn khổ chương trình Lễ hội cá tra lần thứ nhất tại TP Hồng Ngự. Đây là nơi ngành hàng cá tra đã hình thành, phát triển và Đồng Tháp hiện cũng là địa phương có diện tích, sản lượng cá tra cao nhất toàn vùng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hội nghị nằm trong khuôn khổ chương trình Lễ hội cá tra lần thứ nhất tại TP Hồng Ngự. Đây là nơi ngành hàng cá tra đã hình thành, phát triển và Đồng Tháp hiện cũng là địa phương có diện tích, sản lượng cá tra cao nhất toàn vùng ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tiếp tục triển khai các đề án, nhiệm vụ nâng cao chất lượng giống cá tra phục vụ nuôi thương phẩm. Chỉ đạo sản xuất cung ứng đủ con giống chất lượng cao để nâng cao hiệp quả, hạ giá thành sản xuất. Tiếp tục hỗ trợ, bổ sung thay thế dần đàn cá tra bố mẹ được cải thiện di truyền về tốc độ tăng trưởng và kháng bệnh, để phân bổ cho các cơ sở sản xuất cá ra bột tham gia chuỗi liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp của tỉnh, giai đoạn năm 2021-2025.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm