| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL xuống giống 'né' lũ sớm

Thứ Sáu 16/06/2017 , 13:45 (GMT+7)

Theo dự báo của cơ quan chức năng, năm nay ĐBSCL lũ sẽ về sớm hơn so với mọi năm, vì vậy các địa phương đã chủ động xuống giống lúa thu đông để né đỉnh lũ...

Ngoài ra, còn có biện pháp gia cố đê bao an toàn đảm bảo vụ ăn chắc, nhất là đối với những vùng có khả năng ngập sâu như Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười.

09-15-32_1_cc_tinh_du_nguon_dbscl_dng_tp_trung_gi_co_de_bo_de_chu_dong_sn_xut_lu_td_2017_dm_bo_n_chc
Các tỉnh đầu nguồn ĐBSCL tập trung gia cố đê bao để chủ động sản xuất lúa TĐ 2017 đảm bảo ăn chắc

Đồng Tháp là một trong những tỉnh có diện tích xuống giống lúa thu đông (TĐ) 2017 sớm nhất ĐBSCL. Hiện các huyện như Tân Hồng, Hồng Ngự và TX Hồng Ngự đã cơ bản thu hoạch gần xong vụ lúa HT 2017, đang lên kế hoạch cùng các địa phương và người dân để tu sửa các đê bao, cống đập...

Ông Nguyễn Văn Tài, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tân Hồng cho biết, gần 2 tuần nay nước trên dòng sông Hậu và sông Tiền chuyển sang màu đỏ đục báo hiệu mùa lũ đã về. Mực nước mấy ngày qua đang lên nhanh. Huyện đã thu hoạch hơn 50% diện tích lúa HT trên tổng số 24.000ha.

Theo ông Tài, sau khi thu hoạch xong vụ lúa HT, huyện tranh thủ khuyến cáo bà con vệ sinh đồng ruộng nằm trong đê bao ăn chắc thực hiện xuống giống vụ lúa TĐ. Đối với diện tích ngoài đê bao, huyện không khuyến cáo dân SX lúa TĐ mà chuyển sang trồng cây ngắn hạn hoặc nuôi trồng thủy sản, bởi năm nay nước lũ có khả năng về sớm. Đến nay toàn huyện có 16 ô bao ăn chắc và 12.100ha được khuyến cáo xuống giống lúa TĐ. Hiện đã xuống giống hơn 200ha, còn lại tập trung cao điểm vào đầu tháng 7.

Tương tự, huyện biên giới Hồng Ngự có chủ trương SX lúa TĐ trên diện tích 6.500ha ở các xã cù lao Long Phú Thuận và khu đê bao 2.600ha ở hai xã Thường Thới Tiền, Thường Phước và một phần diện tích của xã Thường Phước 1. Đây là những diện tích có khu đê bao khép kín, đảm bảo an toàn khi nước lũ tràn về.

Ông Nguyễn Văn Công, GĐ Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết, năm nay diện tích xuống giống ngoài vùng quy hoạch giảm nhiều hơn các năm trước. Theo quy hoạch, vụ lúa TĐ 2017 toàn tỉnh sẽ xuống giống khoảng 120.000ha nằm trong các ô bao an toàn. Địa phương nào để nông dân xuống giống ngoài đê bao tập trung nếu có vấn đề thiên tai lũ lụt xảy ra sẽ không được nhận tiền hỗ trợ của nhà nước. Đặc biệt, ở các huyện đầu nguồn giáp biên giới như Tân Hồng và Hồng Ngự là những địa phương chịu ảnh hưởng triều cường trong mùa nước lũ từ thượng nguồn đổ về gây khó khăn cho các vùng SX lúa ngoài quy hoạch không có đê bao an toàn.

Theo kế hoạch, vụ TĐ 2017 tỉnh Kiên Giang sẽ xuống giống hơn 90.000ha, tập trung chủ yếu ở vùng tây sông Hậu và một phần của vùng tứ giác Long Xuyên. Lịch thời vụ dự kiến bố trí gieo sạ tập trung làm 2 đợt. Đợt 1 từ 30/6 - 10/7, chủ yếu là vùng tây sông Hậu, gồm huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng (giáp Cần Thơ, Hậu Giang), Châu Thành, Giang Thành (tứ giác Long Xuyên). Đợt 2 từ 15 - 25/7, diện tích còn lại của các huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng, Châu Thành; huyện Gò Quao… Tuy nhiên, căn cứ tình hình diễn biến của thời tiết, nhất là khả năng lũ sẽ về sớm, các địa phương cần xây dựng lịch thời vụ thích hợp cho từng tiểu vùng, khuyến cáo nông dân gieo sạ tập trung, đồng loạt…

Huyện Tân Hiệp là địa phương có kế hoạch xuống giống lúa TĐ với diện tích khá lớn, chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn tỉnh. Ông Nguyễn Văn Mạnh, Trưởng phòng NN-PTNT Tân Hiệp cho biết: “Vụ TĐ 2017, huyện có kế hoạch xuống giống 32.000/36.655ha toàn huyện nhưng Sở giao chỉ tiêu là 33.000ha. Tuy nhiên, còn tùy vào tình hình thực tế như diễn biến thời tiết, giá cả thị trường để chỉ đạo sản xuất cho thích hợp. Bằng nguồn thủy lợi phí hằng năm, huyện đã chủ động được hệ thống đê bao, đảm bảo sản xuất 3 vụ lúa/năm đối với những diện tích nằm trong kế hoạch”.

09-15-32_2_ti_tinh_dong_thp_cc_huyen_du_nguon_d_chu_dong_xuong_giong_lu_td_de_ne_dinh_lu_co_kh_nng_ve_som
Các huyện đầu nguồn tỉnh Đồng Tháp đã chủ động xuống giống lúa TĐ để né đỉnh lũ có khả năng về sớm

Ông Nguyễn Văn Tâm, GĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, theo dự báo, năm nay nước lũ sẽ đổ về ĐBSCL sớm hơn nên sở đã tính toán kế hoạch xuống giống lúa sao cho phù hợp, đảm bảo ăn chắc. Trong đó, những vùng có khả năng ngập sâu sẽ tập trung xuống giống sớm vào đợt 1, để né lũ cuối vụ. Đồng thời, bố trí nguồn kinh phí nạo vét kênh, mương nội đồng, gia có đê bao đảm bảo phòng chống lũ an toàn.

Theo ông Tâm, năm nay được dự báo lũ về sớm nhưng khó có khả năng xảy ra lũ lớn. Do nguồn nước từ thượng nguồn khan hiếm, khi đổ xuống hạ lưu đã bị chia sẻ cho nhiều mục đích sử dụng, chứ không chỉ riêng cho sản xuất nông nghiệp.

“Dự báo thời tiết thời gian tới sẽ diễn biến phức tạp, khó lường. Lũ về sớm và khả năng mùa mưa cũng có thể kết thúc sớm nên tình hình khô hạn, xâm nhập mặn có thể xảy ra sớm. Vì vậy, ngay từ bây giờ các địa phương cần có kế hoạch cụ thể để đối phó, hạn chế thiệt hại xảy ra”, ông Tâm khuyến cáo.

Để đảm bảo ăn chắc, vụ lúa TĐ 2017, tỉnh An Giang đang ra sức gia cố đê bao tổng số 128 công trình, chiều dài 155.184/172.427m, khối lượng 346.379/384.866m3. Duy tu sửa chữa cống bọng tổng số 170 công trình, chiều dài 21.901/24.334 , khối lượng 30.769/34.188m3, đạt 90%.

Ông Trần Anh Thư, GĐ Sở NN-PTNT An Giang cho biết, năm nay dự báo lũ về sớm, chủ trương của UBND tỉnh chỉ cho phép xuống giống vụ TĐ ở những vùng đảm bảo ăn chắc, tuyệt đối không để dân tự ý xuống giống ngoài kế hoạch. Năm nay, tỉnh tập trung nguồn lực đầu tư nạo vét kênh mương, gia cố đê bao, duy tu sửa chữa cống tại các tiểu vùng chuẩn bị gieo sạ lúa TĐ. Hiện toàn tỉnh có 637 tiểu vùng kiểm soát lũ bảo vệ SX cho hơn 200.000ha với tổng chiều dài 5.393km. Trong đó, có 404 tiểu vùng bao kiểm soát lũ cả năm cho 179.518ha và 233 tiểu vùng bao kiểm soát lũ tháng 8 cho hơn 62.690ha đất SX 2 vụ.

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm