| Hotline: 0983.970.780

Để hệ thống bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam đi vào cuộc sống

Thứ Hai 01/06/2020 , 17:29 (GMT+7)

Để chính sách bảo hiểm thất nghiệp đồng bộ và đi vào cuộc sống, thời gian qua các đơn vị thực thi chính sách liên tục tạo ra cầu nối nhằm phát huy hiệu quả.

Tuy nhiên quá trình thực hiện lại do ngành Bảo hiểm xã hội chi trả nên còn nhiều bất cập trong thời gian qua. Đặc biệt, quá trình rà soát đối tượng hưởng trợ cấp còn nhiều thiết sót, quy trình xử lý còn thiếu chiều sâu.

Thực trạng chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam

Để bảo hiểm thất nghiệp tiếp tục là một trong các chính sách quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, các đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã thúc đẩy công cụ quản trị và tạo ra thị trường lao động hữu hiệu, gắn bó chặt chẽ với các chính sách việc làm.

Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp hiện nay do 2 ngành lao động và bảo hiểm xã hội cùng thực hiện, do đó thiếu sự liên kết giữa giải quyết các chế độ; quá trình chi trả bảo hiểm thất nghiệp còn nhiều chồng chéo, đặc biệt trong phân rõ chức năng nhiệm vụ dẫn đến phát sinh lượng công việc, kinh phí trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo hiểm thất nghiệp.

Thực tế, thời gian qua hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm chưa được đánh giá cao, chưa phù hợp với chức năng của một định chế trung gian tài chính trên thị trường lao động, nặng về khâu giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, chưa có nhiều hoạt động chủ động, tích cực của chính sách thị trường lao động.

Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp chưa bao phủ hết tất cả các đối tượng có quan hệ lao động, bao gồm: lao động là người nước ngoài và lao động làm việc trong các khu vực phi chính thức, chủ hộ kinh doanh các thể.

Việc tổ chức thực hiện chính sác bảo hiểm thất nghiệp còn nhiều hạn chế, chưa thực sự thể hiện được vai trò là công cụ quản trị thị trường hiệu quả. Quá trình này do nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về bảo hiểm thất nghiệp chưa cao.

Người thất nghiệp đa số là lao động phổ thông nên chỉ quan tâm đến trợ cấp thất nghiệp, ít có nhu cầu tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề, đồng thời có nhiều đơn vị còn trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Quá trình rà soát lao động, đối tượng được hưởng trợ cấp còn nhiều cập rập. Ảnh: Anh Thắng.

Quá trình rà soát lao động, đối tượng được hưởng trợ cấp còn nhiều cập rập. Ảnh: Anh Thắng.

Đến nay, quỹ bảo hiểm thất nghiệp chưa hỗ trợ đầy đủ các chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Người sử dụng lao động sẽ khó có khả năng tiếp cận với chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp để duy trì việc làm cho người lao động, do các điều kiện để được hỗ trợ là khá chặt chẽ.

Công tác quản lý lao động ở nước ta còn nhiều bất cập, chưa có đủ công cụ để quản lý nên rất khó kiểm soát tình trạng việc làm của người lao động, do đó vẫn còn nhiều trường hợp người lao động vừa đi làm vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Mặt khác, công tác thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp cũng đang gặp phải muôn vàn khó khăn do tình trạng người lao động di chuyển nơi ở, nơi làm việc và từ địa phương này sang địa phương khác.

Việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp còn bộc lộ nhiều hạn chế, còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề chưa đạt được kết quả như mong muốn, chính sách bảo hiểm thất nghiệp chưa thực sự trở thành công cụ quản trị thị trường lao động hiệu quả...

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới các hạn chế đó, nhưng một nguyên nhân quan trọng chính là năng lực hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Tầm quan trọng của đề án Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Chính vì những hạn chế kể trên, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, trong đó nêu lên 11 nội dung cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, trong đó bảo hiểm thất nghiệp được cải cách một cách toàn diện, triệt để.

Ngày 08/10/2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, trong đó, giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp”.

Đề án được xây dựng trên cơ sở rà soát, tổng kết, đánh giá 10 năm tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã tổ chức các buổi làm việc với một số địa phương cùng với nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt là các quốc gia thực hiện thành công chính sách bảo hiểm thất nghiệp/bảo hiểm việc làm như Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Đức... 

Ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đề nghị: "Chính sách bảo hiểm thất nghiệp cần có cải cách và đảm bảo gắn với thị trường lao động. Tôi mong muốn đề án này là đề án của chúng ta. Bởi khi đề án này được thực hiện thì từ cơ chế chính sách đến tiền và nhân sự tác động trực tiếp tới hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm cho nên phải coi đây là việc làm của mình.

Và chúng ta không thể phát triển thị trường đồng bộ, hiện đại và không thể thực hiện công nghiệp hóa tái cơ cấu chuyển dịch lao động được khi chúng ta không có quỹ bảo hiểm thất nghiệp mạnh và đúng là giá đỡ thị trường, quản trị thị trường lao động".

Ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm đề nghị: 'Chính sách bảo hiểm xã hội cần có cải cách và đảm bảo gắn với thị trường lao động'. Ảnh: Anh Thắng.

Ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm đề nghị: "Chính sách bảo hiểm xã hội cần có cải cách và đảm bảo gắn với thị trường lao động". Ảnh: Anh Thắng.

Tổng kết lại 10 năm thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, với 10 thành tựu nổi bật như sau: chính sách bảo hiểm thất nghiệp liên tục được khẳng định trong văn bản Luật và được hướng dẫn đầy đủ, kịp thời; tính đến hết năm 2018, cả nước có gần 13 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 25,8% lực lượng lao động trong độ tuổi, vượt so với dự kiến; hỗ trợ cho gần 5 triệu lượt người hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong đó có 96,8% được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. Kết quả này minh chứng bảo hiểm thất nghiệp thực sự trở thành điểm tựa của người lao động và người sử dụng lao động.

 Hy vọng, trong thời gian tới chính sách bảo hiểm thất nghiệp sẽ sớm đi vào cuộc sống, thể hiện theo quan điểm của Đảng, Nhà nước và thông lệ quốc tế, nhận được sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là người dân, người lao động.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

Khám phá Nhà máy xanh TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững.

Bộ GTVT yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc- Nam

Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh ra công yêu cầu đẩy nhanh 8 dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.