| Hotline: 0983.970.780

De Heus và Quan Minh ký hợp tác nuôi trồng thủy sản tại Vân Đồn

Thứ Tư 20/03/2024 , 20:45 (GMT+7)

QUẢNG NINH Hai doanh nghiệp sẽ phối hợp nghiên cứu, sản xuất giống thủy, hải sản có năng suất và chất lượng cao với công suất khoảng 5-6 tỷ nhuyễn thể/năm.

Đại diện hai doanh nghiệp ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện nuôi trồng, sản xuất giống và chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: Cường Vũ.

Đại diện hai doanh nghiệp ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện nuôi trồng, sản xuất giống và chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: Cường Vũ.

Sáng 20/3, tại huyện Vân Đồn, Công ty TNHH Quan Minh và Tập đoàn De Heus tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện nuôi trồng, sản xuất giống và chế biến thủy sản xuất khẩu.

De Heus trực thuộc Tập đoàn De Heus của Hà Lan, được thành lập ở Việt Nam vào cuối năm 2008, chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi chất lượng cao cho gia súc, gia cầm và thủy sản, hiện có hơn 20 nhà máy và hệ thống kho trung chuyển hoạt động trên khắp cả nước.

Tại lễ ký kết, hai bên cùng thống nhất phối hợp nghiên cứu và phát triển mô hình nuôi trồng, sản xuất các loại giống thủy, hải sản, chế biến kinh doanh thủy, hải sản.

Đồng thời phối hợp nghiên cứu, sản xuất giống thủy, hải sản có năng suất và chất lượng cao với công suất khoảng 5-6 tỷ nhuyễn thể/năm. Nghiên cứu, tìm kiếm thị trường trong nước và nước ngoài để tiêu thụ sản phẩm.

Giám đốc Công ty Quan Minh cùng ông Gabor Fluit - Tổng Giám đốc De Heus Châu Á đang nghiên cứu các điểm nuôi trồng thủy sản tại Vân Đồn. Ảnh: Cường Vũ.

Giám đốc Công ty Quan Minh cùng ông Gabor Fluit - Tổng Giám đốc De Heus Châu Á đang nghiên cứu các điểm nuôi trồng thủy sản tại Vân Đồn. Ảnh: Cường Vũ.

Công ty TNHH Quan Minh và De Heus sẽ cùng phối hợp tìm kiếm nguồn vốn đầu tư để hỗ trợ phát triển cho các trang trại, hộ kinh doanh nuôi trồng và đại lý tiêu thụ, xây dựng chuỗi chế biến, thu mua, bảo quản, tiêu thụ, xuất khẩu thủy sản khép kín.

Trong đó, tại Quảng Ninh, Công ty TNHH Quan Minh làm đầu mối liên kết cùng các Công ty liên kết nằm trong hệ sinh thái Vân Đồn gồm Công ty TNHH TM Tân Lập, Công ty TNHH Thương mại Vân Đồn và Hợp tác xã Mạnh Đức, HTX Trọng Vinh, HTX Trường An, HTX Trường Giang xây dựng chuỗi sản xuất, thu mua, bảo quản, tiêu thụ, xuất khẩu thủy sản khép kín với quy mô lớn trên diện tích 2.000ha tại các xã Vạn Yên và xã Quan Lạn, Minh Châu.

Qua đó góp phần khai thác hiệu quả mặt nước nuôi trồng, tạo việc làm và hình thành chuỗi liên kết trong nuôi trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản của tỉnh.

Tại buổi làm việc, ông Hoàng Văn Cường, Giám đốc Công ty TNHH Quan Minh, cho biết giảm khai thác hải sản từ tự nhiên, tăng nuôi trồng thủy sản trên biển là một giải pháp giúp cân bằng giữa nhu cầu của con người với bảo tồn tài nguyên biển, phát triển bền vững.

Vì vậy, chuyển đổi sang nuôi biển, phát triển quy mô nuôi công nghiệp, hướng tới xuất khẩu, nâng cao chất lượng và giá trị thủy sản sẽ là xu hướng tất yếu.

Quảng Ninh là một trong những địa phương sở hữu nhiều thế mạnh sẵn có để phát triển kinh tế biển và thủy sản với hơn 2.000 đảo lớn nhỏ, bờ biển dài 250 km chạy dài từ Móng Cái đến Quảng Yên, có 40.000 ha bãi triều, trên 20.000 ha eo, vịnh…

"Vân Đồn có nhiều lợi thế về vị trí, địa hình, diện tích mặt nước..., để nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, sự phát triển của ngành này vẫn chưa tương xứng với những tiềm năng vốn có, hiệu quả chưa cao, cần sự đầu tư bài bản hơn", ông Cường nhận định.

Tại Vân Đồn, nuôi hàu đang phát triển mạnh. Ảnh: Cường Vũ.

Tại Vân Đồn, nuôi hàu đang phát triển mạnh. Ảnh: Cường Vũ.

Theo ông Cường, định hướng phát triển kinh tế biển của Vân Đồn sẽ sắp xếp lại vùng nuôi trồng theo hướng giảm mật độ nuôi vùng biển từ 3 hải lý trở vào, phát triển vùng nuôi theo phương thức công nghiệp với công nghệ hiện đại phù hợp với sức tải môi trường trong giới hạn 3 - 6 hải lý...

Bên cạnh đó, để hạn chế tiêu cực đến môi trường sinh thái khu vực biển, Vân Đồn đang tiến tới chuyển dần từ phương thức nuôi lồng/bè truyền thống, gần bờ sang hình thức nuôi ứng dụng công nghệ cao, xa bờ, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tăng cường liên kết trong sản xuất nuôi trồng thủy sản theo chuỗi giá trị, theo hướng nâng cao hiệu quả giá trị sản xuất và phát triển bền vững.

"Chúng tôi sẽ đẩy mạnh phát triển mở rộng nuôi trồng, đa dạng các loài nuôi biển, trong đó tập trung phát triển các loài đặc sản có giá trị kinh tế cao, các loài chủ lực như: cá song, hàu, ngao, tu hài, thưng, sần, ngọc trai, ngán,...", ông Cường cho biết.

Tại Quảng Ninh, thủy sản là thế mạnh có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng của ngành Nông nghiệp. Năm 2024, ngành Nông nghiệp xác định đẩy mạnh sản lượng nuôi trồng. Đến nay, toàn tỉnh Quảng Ninh đã có 45.246ha mặt nước ở 9 địa phương ven biển được quy hoạch nuôi biển và đã được tích hợp vào quy hoạch của tỉnh. Trong đó vùng biển nằm trong diện tích 3 hải lý là 23.975ha; vùng biển từ ngoài 3 đến 6 hải lý là 13.031ha và vùng biển ngoài 6 hải lý là 8.240ha.

Xem thêm
Hướng đến nuôi biển bền vững: [Bài 3] Nhân rộng mô hình tiên tiến

Thời gian tới, Khánh Hòa sẽ nỗ lực mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, mở rộng quy mô, khu vực thí điểm.

Tổ đoàn kết trên biển góp phần chống khai thác IUU

BÌNH ĐỊNH Không chỉ tương trợ trong quá trình khai thác hải sản, các tổ đoàn kết trên biển ở Bình Định còn góp phần nâng cao ý thức cho ngư dân trong chống khai thác IUU.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.